Trong môi trường công sở, để phát triển sự nghiệp không chỉ cần năng lực và cơ hội, mà còn cần sự tinh tế, khôn ngoan trong cách ứng xử và chiến lược cá nhân. Có những người giỏi giang, chăm chỉ nhưng vẫn mãi loay hoay, trong khi có người nhìn có vẻ bình thường lại thăng tiến ào ào. Lý do không chỉ nằm ở chuyên môn – mà còn ở nghệ thuật "sinh tồn" nơi công sở.
Dưới đây là 4 nguyên tắc vàng mà ai đi làm cũng nên ghi nhớ, nếu muốn vững bước và tiến xa hơn trong sự nghiệp.
1. Đừng bao giờ trở mặt với đồng nghiệp
Công sở là nơi mối quan hệ đan xen chằng chịt, mà lợi ích thì không bao giờ vắng mặt. Người hôm nay thân thiết với bạn, ngày mai có thể trở thành đối thủ cạnh tranh. Và đôi khi, chỉ một chuyện nhỏ cũng đủ để biến tình đồng nghiệp thành "chiến tuyến".
Có một đồng nghiệp – gọi là anh A – vốn có mối quan hệ khá tốt với mọi người. Nhưng chỉ vì một bất đồng nhỏ trong công việc, anh to tiếng với một đồng nghiệp khác. Kết quả, người kia sau này được cất nhắc lên làm quản lý dự án và… gạt anh A ra khỏi nhóm cốt cán.
Hãy nhớ: Đồng nghiệp hôm nay có thể là sếp ngày mai. Trong môi trường thay đổi liên tục như công sở, việc giữ mối quan hệ tốt với mọi người, hoặc ít nhất là không khiến ai khó chịu – chính là một loại bảo hiểm cho chính mình.

Ảnh minh họa
2. Đừng "động lòng trắc ẩn" quá mức
Công sở không phải nơi để "dĩ hòa vi quý" theo kiểu cảm tính, càng không phải tổ chức từ thiện. Giúp đỡ người khác là điều nên làm, nhưng nếu để sự thương cảm lấn át lý trí, bạn rất dễ trở thành người bị lợi dụng.
Nhiều người dùng sự yếu đuối làm vỏ bọc, âm thầm đùn đẩy công việc cho người khác. Đến khi có rắc rối xảy ra, họ phủi tay, còn bạn phải lãnh đủ hậu quả.
Làm việc cần tỉnh táo. Đồng nghiệp có thể hỗ trợ nhau, nhưng ai cũng phải tự chịu trách nhiệm với công việc và sự nghiệp của mình. Giữ giới hạn, đừng để lòng tốt của bạn biến thành "bàn đạp" cho người khác.
3. Luôn dành sự tôn trọng cho cấp trên
Bạn có thể không đồng tình với lãnh đạo, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc có quyền làm mất mặt họ trước tập thể. Uy tín của người đứng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và hiệu quả của cả đội nhóm.
Nếu có góp ý hay quan điểm khác biệt, hãy chọn thời điểm và cách nói phù hợp. Đừng "phản pháo" ngay trong cuộc họp hoặc chỉ trích công khai – vì điều đó không khiến bạn trở nên dũng cảm, mà có thể khiến bạn trở thành "cái gai" trong mắt người khác.
Có một giám đốc kỹ thuật – rất giỏi chuyên môn – vì dám thẳng thắn phê phán ban lãnh đạo ngay tại hội nghị toàn công ty, đã bị cô lập dần dần cho đến ngày buộc phải nghỉ việc. Ý kiến của anh ấy không sai, chỉ sai ở cách thể hiện.
Tôn trọng không có nghĩa là nịnh bợ – mà là khéo léo, hiểu vị trí và vai trò của mình để ứng xử thông minh.

Ảnh minh họa
4. Luôn chuẩn bị đường lui cho chính mình
Công sở giống như chiến trường – chẳng có gì là mãi mãi. Hôm nay bạn đang ở đỉnh cao, ngày mai có thể đối mặt với tinh giản biên chế, sáp nhập hay thay máu lãnh đạo.
Thế nên, người thông minh luôn có “phương án B” cho bản thân. Cụ thể là:
- Không ngừng học hỏi, cập nhật kỹ năng mới để duy trì năng lực cạnh tranh
- Duy trì và mở rộng các mối quan hệ nghề nghiệp
- Lập kế hoạch tài chính cá nhân và có quỹ dự phòng
- Theo dõi thị trường lao động, nắm bắt xu hướng ngành nghề để chủ động thay đổi khi cần
Công ty có thể cho bạn nghỉ bất cứ lúc nào. Nhưng trình độ, kỹ năng, nhân mạch – đó là tài sản bạn luôn mang theo bên mình.
Mỗi người sẽ có những trải nghiệm khác nhau trên hành trình sự nghiệp. Nhưng nếu nắm vững 4 nguyên tắc này, bạn sẽ không còn bị động hay bấp bênh giữa những biến động công sở. Giữ tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và luôn nhìn xa trông rộng – đó mới là chìa khóa giúp bạn đi lâu, đi xa và… đi đúng đường.