Thông tin mẹ bỉm chia sẻ trên MXH: "Nay cho con đi cafekid chill chill mà chỗ chơi của con có nấm. Mức độ nấm như thế kia thì là bao lâu chưa dọn dẹp nhỉ? Nhà mình tới báo nhân viên ngay mà tới 2h sau chưa xử lý, mình nhắn page 1 lúc mới thấy nhân viên ra giải quyết thì nhà mình chuẩn bị về rồi.

Mà chỗ chơi đắt nha chứ không phải rẻ đâu. Giờ đầy chỗ chơi cho con rẻ mà sạch hơn chán. Đồ ăn ở đây cũng đắt đỉnh nhé mọi người. Trung bình 1 trẻ con 3 người lớn tốn 700k cả ăn cả uống đó.

Chắc chỗ chơi thiên nhiên trải nghiệm hái nấm đúng không ạ hức hức".

RÙNG MÌNH với chiếc ghế "mọc nấm" trong khu vui chơi cho trẻ, chuyên gia cảnh báo: 3 "góc chết" trong nhà dễ rơi cảnh tương tự- Ảnh 1.

Ảnh: Facebook nhân vật

Thực tế thì với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều như ở Việt Nam, đặc biệt là khí hậu miền Bắc thường nồm ẩm, nếu không thường xuyên lau dọn, giữ phòng ốc thông thoáng, sẽ rất dễ khiến nhiều bề mặt sinh nấm mốc, từ tường tới thảm, đồ gia dụng, đồ nội thất,.... Theo thời gian tiếp xúc, độc tố từ các bào tử nấm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, gây bệnh về da, bệnh hô hấp gồm mũi, họng, phổi,...

Trong nhiều loại nấm mốc thì có 3 loại nấm mốc độc hại phổ biến trong nhà bao gồm: nấm Aspergillus (thường có màu vàng cam), nấm Csshaetomium (thường có màu xám, lan rộng thành mảng) và nấm Cladosporium (thường có màu xanh ô liu).

3 "góc chết" trong nhà dễ bị nấm mốc "làm ổ"

Như đã nói, nấm mốc có thể xuất hiện ở mọi nơi trong gia đình và bất cứ thời điểm nào chỉ với "điều kiện cần" là độ ẩm và thông gió kém cùng một chút thời gian là bào tử nấm có thể sinh sôi, lan rộng. Theo Aboluowang, có 3 khu vực trong gia đình dễ là nơi "trú ngụ" của nấm mốc nhưng lại ít được chú ý:

1. Bên dưới bồn rửa bát

Ngay cả khi bạn chăm chỉ cọ rửa bồn rửa bát, tủ bếp, chạn bát, xung quanh máy rửa bát thì điều mà nhiều người không biết rằng, khu vực bên dưới của bồn rửa bát lại là nơi được các bào tử nấm mốc rất ưa thích. Sự rò rỉ từ ống nước hay một chút nước đọng thấm từ bồn rửa, kết hợp với môi trường kín dù là nhỏ nhưng lại vừa đủ để nấm mốc phát triển nhanh chóng. Đặc biệt nếu khu vực bồn rửa được "khéo léo" đặt vào tủ bếp dưới kín và thiếu thông gió thường xuyên.

RÙNG MÌNH với chiếc ghế
RÙNG MÌNH với chiếc ghế
RÙNG MÌNH với chiếc ghế

Ảnh: Superior Restoration, PuroClean, Reddit

Không chỉ bên dưới bồn rửa bát, ngay bề mặt bên trên của bồn rửa bát, ở các chỗ nối bằng keo silicone cũng dễ bị nấm mốc, tuy vậy thì do có thể quan sát hàng ngày nên bạn vẫn có thể vệ sinh thường xuyên bằng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng và giữ cho bề mặt bồn rửa bát được khô ráo.

2. Đầu vòi hoa sen

Vòi hoa sen được sử dụng hầu như hàng ngày, nhưng hầu hết mọi người chưa bao giờ vệ sinh chúng hoặc không biết cách vệ sinh và thường chỉ thay thế khi chúng bị hỏng. Tuy nhiên, ngoài việc dễ hình thành cặn bẩn, vòi hoa sen còn dễ chứa nhiều vi khuẩn bên trong. Nếu không được vệ sinh trong thời gian dài, những vi khuẩn này sẽ tiếp xúc với da bằng nước.

RÙNG MÌNH với chiếc ghế "mọc nấm" trong khu vui chơi cho trẻ, chuyên gia cảnh báo: 3 "góc chết" trong nhà dễ rơi cảnh tương tự- Ảnh 5.

Ảnh: Aboluowang

Biểu hiện trực quan nhất là dòng nước chảy ra từ vòi hoa sen trở nên nhỏ hơn, các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu xuất hiện trên cơ thể sau khi tắm. Do vậy, bất kể đầu vòi hoa sen có bị đóng cặn hay không, bạn cũng nên vệ sinh ba tháng một lần bằng cách tháo đầu vòi hoa sen ra, ngâm trong giấm trắng + nước nóng một lúc rồi vệ sinh sạch sẽ.

Trong nhà tắm không chỉ có đầu vòi sen mà bồn tắm, tường và sàn nhà tắm, giá đựng dụng cụ tắm và bàn chải đánh răng, chai đựng sản phẩm vệ sinh và tắm rửa trong phòng tắm,... đều có thể dễ bị nấm mốc do đặc trưng độ ẩm cao và lưu thông gió kém trong nhà tắm. Do đó hãy đảm bảo vệ sinh nhà tắm thường xuyên, bật quạt thông gió, giữ cửa mở vừa phải khi không sử dụng nhà tắm.

3. Mặt sau của giấy dán tường

Giấy dán tường được nhiều gia đình yêu thích nhờ sự tiện dụng, giá thành hợp lý lại tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống. Tuy nhiên, giấy dán tường lại có thể hút ẩm từ không khí, nhất là vào mùa nồm ẩm, độ ẩm tích tụ càng nhiều nấm mốc sẽ càng nhanh phát triển. Hơn nữa, do một mặt dán với tường nên giấy dán tường rất khó có để khô hoàn toàn.

RÙNG MÌNH với chiếc ghế "mọc nấm" trong khu vui chơi cho trẻ, chuyên gia cảnh báo: 3 "góc chết" trong nhà dễ rơi cảnh tương tự- Ảnh 6.

Ảnh: Sohu

Nếu không kiểm tra mặt sau của giấy dán tường, rất khó để chúng ta có thể biết được là giấy dán tường có bị mốc và ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình hay không.

Tương tự như giấy gián tường thì bên dưới lớp sàn lát gỗ cũng có thể là môi trường lý tưởng cho nấm mốc sinh sôi. Điều mà nhiều người không biết là gỗ là vật liệu dễ bị ẩm và nấm mốc, kết hợp với cấu trúc kín của sàn gỗ, môi trường thông gió kém khiến không gian phía dưới lớp sàn gỗ khó thoát ẩm. Thêm vào đó, nếu sàn gỗ không được lắp ghép đúng cách hoặc không có lớp chống ẩm phù hợp dưới sàn, tình trạng nấm mốc lại càng dễ xảy ra.

Ngoài các vị trí dễ bị nấm mốc trong gia đình kể trên thì nếu ngôi nhà của bạn có gác xép, hãy cẩn thận. Gác xép là một khu vực khác trong nhà "thu hút" độ ẩm. Vì gác xép cung cấp thông gió cho các tòa nhà, nếu nấm mốc phát triển ở đó, nó có thể nhanh chóng lan sang phần còn lại của ngôi nhà. Nấm mốc có thể được tìm thấy trong các bức tường gác xép, trong lớp cách nhiệt, gần cửa sổ, trong lỗ thông hơi, trong nền sàn và phía sau bất kỳ món đồ nào có trên gác xép.

Nguồn: Aboluowang, Medical News Today, WebMD