Bài kiểm tra dự đoán tuổi thọ

Ai cũng biết rằng việc có một lối sống năng động và tập thể dục thường xuyên có thể giúp chúng ta sống lâu hơn. Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ giúp các khớp và cơ bắp được hoạt động mà còn giúp tăng cường các cơ quan quan trọng như tim và phổi.

Các chuyên gia cho rằng khả năng thể chất có thể là một chỉ số "quan trọng" về sức khỏe tổng thể. Cụ thể hơn, một bài kiểm tra đơn giản kéo dài 20 giây có thể xác định mức độ cân đối và khỏe mạnh của chúng ta, qua đó dự đoán tuổi thọ. Đó chính là bài kiểm tra ngồi – đứng dậy (sitting – rising test, viết tắt là SRT).

1 bài kiểm tra chỉ kéo dài 20 giây nhưng có thể dự đoán tuổi thọ: Ai làm được thì xin chúc mừng- Ảnh 1.

Ai cũng biết rằng việc có một lối sống năng động và tập thể dục thường xuyên có thể giúp chúng ta sống lâu hơn.

Các chuyên gia sức khỏe từ công ty bảo hiểm UsayCompare (Anh) giải thích: "Tầm quan trọng của việc làm chủ động tác ngồi và đứng dậy nằm ở mối tương quan của nó với tình trạng thể chất tổng thể của bạn".

Động tác tưởng chừng đơn giản này có sự tham gia của nhiều nhóm cơ và đòi hỏi sự phối hợp, thăng bằng và sức mạnh. Nó cũng đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy tuổi thọ và sức sống.

"Việc thực hiện bài kiểm tra này bằng chuyển động cơ bản không chỉ cải thiện chức năng hằng ngày mà còn đóng vai trò là một chỉ số quan trọng về sức khỏe thể chất và tinh thần tổng thể của một người", các chuyên gia sức khỏe từ UsayCompare nói.

Cách thực hiện sitting – rising test

Để thực hiện bài kiểm tra ngồi – đứng dậy, bạn bắt đầu ở tư thế đứng. Không dùng tay hoặc bất kỳ sự hỗ trợ bên ngoài nào, hãy hạ người xuống tư thế ngồi trên sàn. Sau đó, hãy đứng dậy trở lại tư thế đứng, cũng không dùng bất cứ hỗ trợ nào.

1 bài kiểm tra chỉ kéo dài 20 giây nhưng có thể dự đoán tuổi thọ: Ai làm được thì xin chúc mừng- Ảnh 2.

Để thực hiện bài kiểm tra ngồi – đứng dậy, bạn bắt đầu ở tư thế đứng. Không dùng tay hoặc bất kỳ sự hỗ trợ bên ngoài nào, hãy hạ người xuống tư thế ngồi trên sàn.

Mỗi thành phần của chuyển động, bao gồm cả việc hạ xuống vị trí ngồi và đứng lên trở lại, được tính theo thang điểm năm, với tổng số điểm tối đa là 10 điểm.

Việc sử dụng tay, cánh tay, đầu gối hoặc các hình thức hỗ trợ khác trong quá trình kiểm tra sẽ khiến bạn bị trừ điểm.

Các chuyên gia tại UsayCompare cho biết thêm: "Điểm cao hơn cho thấy khả năng vận động chức năng và tình trạng thể chất tổng thể tốt hơn".

"Những người có thể hoàn thành bài kiểm tra mà không gặp khó khăn gì và với sự hỗ trợ tối thiểu thường có khả năng vận động chức năng tốt hơn. Họ cũng có thể có nguy cơ té ngã cũng như các hậu quả bất lợi khác về sức khỏe thấp hơn".

"Ngược lại, những cá nhân gặp khó khăn với bài kiểm tra này hoặc cần nhiều hỗ trợ có thể có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được kiểm tra".

"Những khó khăn khi thực hiện bài kiểm tra có liên quan đến việc tăng nguy cơ té ngã, suy giảm chức năng và tử vong, vì vậy điều quan trọng là phải xác định và xử lý sớm mọi vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, có thể bao gồm việc đi khám nếu cần thiết".

Một nghiên cứu khoa học được công bố trên Tạp chí Tim mạch Dự phòng Châu Âu năm 2014 cho thấy những người có điểm SRT thấp có nhiều khả năng tử vong sớm hơn.

Là một phần của nghiên cứu, 2.002 người trưởng thành trong độ tuổi từ 51 đến 80 đã thực hiện SRT và được chấm điểm về hiệu suất của họ. Họ được theo dõi sáu năm sau đó, trong thời gian đó, 159 người tham gia đã qua đời.

Theo nhóm nghiên cứu, điểm SRT càng cao thì "xu hướng sống lâu hơn" càng được phản ánh rõ.

(Theo Express)