Tiêm filler là phương pháp làm đẹp không xâm lấn, được nhiều người yêu thích nhờ khả năng mang lại kết quả nhanh chóng và mức độ an toàn cao khi được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, ít ai biết rằng có những vùng trên cơ thể mà nếu tiêm hỏng sẽ rất khó, thậm chí không thể sửa chữa hoàn toàn. Trong đó, vùng môi là ví dụ điển hình.

Tiêm filler môi là một phương pháp làm đẹp hiệu quả, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được thực hiện đúng cách

tiem-moi-filler-co-an-toan-khong.png

Vì sao tiêm filler môi hỏng lại khó sửa chữa?

Theo nhiều bác sĩ thẩm mỹ, việc tiêm một lượng lớn filler vào môi có thể làm rão hoàn toàn cấu trúc da môi. Dù filler có được tiêm tan sau đó, nhưng vùng môi sẽ mất đi độ đàn hồi tự nhiên, trở nên chùng nhão. Điều này có thể hình dung như một quả bóng đã bị thổi căng rồi xì hơi – lớp vỏ ngoài sẽ bị giãn và khó trở về trạng thái ban đầu.

315955902_1351513168919962_1297537071060322918_n.jpg

Bác sĩ Nguyễn Vũ Vương.

Cách xử lý duy nhất trong những trường hợp này là phẫu thuật cắt bỏ phần da môi bị giãn. Tuy nhiên, phẫu thuật này tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo xơ cứng, khiến môi trông kém tự nhiên và mất đi sự mềm mại vốn có. Chính vì vậy, việc tiêm filler môi không chỉ đòi hỏi sự cẩn thận mà còn cần sự tư vấn kỹ lưỡng từ các chuyên gia trước khi thực hiện.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Vương (chuyên gia thẩm mỹ nội khoa tại Hà Nội) cho biết: “Nếu tiêm một lượng nhỏ filler, khoảng 0,6-0,7cc, thường vẫn có thể tiêm tan và phục hồi. Tuy nhiên, nếu tiêm quá nhiều, như trên 1-2cc, hoặc lặp lại nhiều lần, sẽ làm da môi bị rão và mất đàn hồi. Những trường hợp này rất khó khắc phục, thậm chí phải can thiệp phẫu thuật".

Cũng theo bác sĩ, việc liên tục tiêm tan rồi tiêm lại nhiều lần không chỉ làm tổn hại cấu trúc da môi mà còn tăng nguy cơ biến chứng. Hãy sử dụng filler với mục đích làm đầy những vùng thiếu thể tích một cách vừa phải, không làm thay đổi cấu trúc tự nhiên quá mức.

Làm sao để tiêm filler môi an toàn?

Để hạn chế rủi ro, cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định tiêm filler môi:

1. Lựa chọn dáng môi phù hợp với gương mặt

Không phải dáng môi nào cũng phù hợp với mọi khuôn mặt. Chạy theo xu hướng như môi trái tim hay môi dày gợi cảm mà không xét đến sự hài hòa tổng thể có thể dẫn đến kết quả không như mong muốn. 

Đặc biệt, những người có đặc điểm răng miệng như răng hô hoặc khớp cắn lệch nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định tiêm. 

"Môi không chỉ đơn giản là lớp da bên ngoài, mà còn liên quan đến cơ miệng, răng và cấu trúc tổng thể. Do đó khi đi tiêm filler môi mọi người không nên chạy theo xu hướng hoặc dáng môi của người khác vì có thể dẫn đến không hợp", bác sĩ Vương nói.

242272c75d033116e5bd342013464576.jpg

Không phải dáng môi nào cũng phù hợp với mọi khuôn mặt. (Hình minh họa).

2. Không lạm dụng filler

Việc bơm lượng lớn filler vào môi hoặc sử dụng quá nhiều lần không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc tự nhiên của môi. 

3. Chọn bác sĩ uy tín và sử dụng filler chất lượng

Kỹ thuật tiêm filler môi đòi hỏi tay nghề cao. Việc lựa chọn bác sĩ thẩm mỹ có kinh nghiệm và sử dụng filler đạt chuẩn sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng. 

4. Hiểu rõ tác động lâu dài của filler

Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu filler có thể tác động thế nào đến môi của bạn trong thời gian dài. Nếu bạn không sẵn sàng duy trì dáng môi đó mãi mãi hoặc chưa chắc chắn dáng môi có phù hợp với mình, hãy cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.