Kiểu ăn uống đang được nhắc tới chính là ăn không đúng giờ. Tiến sĩ Tiêu Quang (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, ngay cả khi không tính đến thực phẩm thì chúng ta cần ăn đúng giờ để duy trì sức khỏe. Ăn đúng giờ đây nghĩa là ăn đủ, đúng bữa vào khoảng thời gian nhất định và lặp lại hàng ngày một cách đều đặn. Điều này tưởng chừng rất đơn giản nhưng rất nhiều người biết mà vẫn không chịu làm.

Tại sao nên ăn uống đúng giờ?

Theo lý thuyết "dinh dưỡng theo thời gian" của Tiến sĩ Tiêu Quang, ăn đúng giờ tức là bạn đang ăn uống phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể và tạo ra sự ổn định cho quá trình tiêu hóa. Điều này có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng oxy hóa và viêm mãn tính, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như ung thư.

1 kiểu ăn uống "đầu độc" cực mạnh, gây viêm và ung thư, ai cũng sửa được mà không chịu làm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

“Cơ thể con người hoạt động theo một nhịp sinh học nhất định, trong đó các cơ quan nội tạng có thời gian hoạt động và nghỉ ngơi riêng biệt. Việc ăn uống không đúng giờ có thể gây rối loạn nhịp sinh học này, dẫn đến mất cân bằng hormone và tăng nguy cơ viêm tế bào.

Ngược lại, ăn uống đúng giờ giúp kháng viêm và có thể phòng ngừa ung thư bằng cách giảm gánh nặng cho các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan và tụy, cơ thể giảm thiểu tình trạng viêm mãn tính. Đồng thời, việc duy trì nhịp ăn uống đều đặn giúp cơ thể kiểm soát tốt hơn quá trình trao đổi chất và loại bỏ các chất gây hại, giảm nguy cơ hình thành tế bào ung thư” - ông giải thích.

Cũng theo Tiến sĩ Tiêu Quang, ăn đúng giờ còn tốt cho tiêu hóa và dạ dày nhờ giúp dạ dày tiết ra enzyme tiêu hóa một cách hiệu quả, giảm nguy cơ viêm loét và các vấn đề tiêu hóa khác.

Thói quen này cũng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đồng thời, ăn uống đều đặn và đúng nhịp sinh học sẽ điều tiết sự trao đổi chất lipid, giảm cholesterol xấu và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nó cũng gián tiếp giúp ích cho giấc ngủ và tinh thần thoải mái, góp phần vào tăng cường miễn dịch nhờ bảo vệ sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Ăn như thế nào là đúng giờ và tại sao?

Bữa sáng: Trong khoảng 6h30 - 9h

Đây là thời điểm dạ dày tiết enzyme tiêu hóa mạnh nhất, giúp hấp thụ dưỡng chất hiệu quả. Ăn sáng trong khung giờ này sẽ kích hoạt quá trình trao đổi chất, cung cấp năng lượng cho cả ngày và điều hòa hormone cortisol, giúp giữ đường huyết ổn định, giảm mệt mỏi. Ngoài ra, ăn sáng đúng giờ còn ngăn tích tụ mỡ thừa do tránh được tình trạng ăn quá nhiều vào bữa trưa vì quá đói.

Bữa trưa: Trong khoảng 11h30 - 14h

Theo Tiến sĩ Tiêu Quang: “Đây là lúc gan và tụy hoạt động hiệu quả nhất, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và điều hòa đường huyết tốt hơn. Ăn trưa trong khung giờ này giúp cung cấp năng lượng ổn định cho buổi chiều, tối ưu hóa quá trình trao đổi chất và chuyển hóa thức ăn hiệu quả”. Chưa kể, việc ăn trưa đúng giờ giúp tránh tình trạng đói quá mức vào buổi tối, giảm nguy cơ ăn quá nhiều vào cuối ngày, từ đó kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Bữa tối: Trong khoảng 17h30 - 20h

1 kiểu ăn uống "đầu độc" cực mạnh, gây viêm và ung thư, ai cũng sửa được mà không chịu làm - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Đây là thời điểm hệ tiêu hóa vẫn còn hoạt động hiệu quả nhưng đã bắt đầu chậm lại để chuẩn bị cho quá trình nghỉ ngơi. Ăn tối trong khung giờ này giúp cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa trước khi đi ngủ, tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu và giúp giấc ngủ sâu hơn. Ngoài ra, ăn tối sớm còn giúp kiểm soát lượng calo nạp vào, ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa, hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý.

Nên ăn gì vào các bữa để tốt cho sức khỏe?

Tiến sĩ Tiêu Quang nhấn mạnh, chọn đúng loại thực phẩm cũng quan trọng như ăn đúng giờ và không bỏ bữa. Ông đưa ra một số khuyến nghị về thực phẩm trong 3 bữa chính như:

- Bữa sáng: Tập trung vào protein để cung cấp năng lượng dài lâu và khởi động trao đổi chất hiệu quả. Nên kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, trái cây tươi để tạo cảm giác no lâu và hỗ trợ tiêu hóa. Tránh đồ ngọt và thực phẩm chiên rán để không gây mệt mỏi sau khi ăn. Uống nhiều nước.

- Bữa trưa: Chú trọng đến cung cấp tinh bột phức tạp và protein để duy trì năng lượng ổn định suốt buổi chiều. Nên kết hợp thịt nạc, cá, hoặc đậu phụ với rau xanh và ngũ cốc nguyên cám để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ để tránh cảm giác nặng bụng.

1 kiểu ăn uống "đầu độc" cực mạnh, gây viêm và ung thư, ai cũng sửa được mà không chịu làm - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

- Bữa tối: Nên ăn nhẹ nhàng và dễ tiêu hóa để không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đây là thời điểm nên ăn nhiều rau củ, protein nên là protein nạc và dễ tiêu hóa. Ưu tiên các món luộc và hấp, không ăn đồ cay nóng hay thực phẩm làm lạnh và hạn chế tinh bột, không ăn quá no.

Nguồn và ảnh: Health GVM, ETtoday