Sung là một loại quả khá quen thuộc với người Việt, mọc nhiều ở các vùng quê. Loại quả này có hình giống như các giọt nước với kích thước lớn bằng ngón tay, thịt sung màu hồng, khi ăn có vị chát hoặc ngọt nhẹ tùy loại.
Tuy là loại quả rẻ nhưng sung rất tốt cho sức khỏe. Quả sung phơi khô lẫn cả quả tươi đều mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể con người. Dưới đây là một số công dụng tuyệt vời của loại quả này mà nhiều người có thể chưa biết:
1. Ngăn ngừa ung thư
Không chỉ để ăn vặt, sung còn là loại quả được tận dụng để chữa nhiều bệnh, đặc biệt nó là thực phẩm cực tốt cho người mắc bệnh ung thư. Theo đó, thực phẩm này là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, không chỉ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn phòng ngừa và chống lại một số loại ung thư hiệu quả.
Trái sung chữa bệnh ung thư theo cơ chế hỗ trợ điều trị, phòng và ngăn ngừa chúng ngay từ đầu. Một số nghiên cứu cho thấy quả sung làm ức chế hoàn toàn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và hiệu quả gấp 10 lần so với các phương pháp điều trị khác. Nhựa của loại quả này khi còn xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư như: Ung thư mô liên kết, ung thư vú tự phát, sarcoma hạch bạch huyết… Ngoài ra còn có thể làm chậm quá trình di căn hiệu quả.
2. Hạ đường huyết
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, quả sung có chất xơ cao nên có tác dụng rất hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Loại quả này chứa lượng kali lớn giúp ổn định lượng đường huyết trong máu bằng cách điều hòa lượng insulin thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường phải thường xuyên tiêm insulin. Nhờ vậy mà những bệnh nhân tiểu đường có thể sống một cuộc sống bình thường.
Đối với những người đang có mức đường huyết thấp thì cần lưu ý nên hạn chế ăn quả sung vì sẽ phần nào làm mức đường huyết trong cơ thể hạ xuống mức thấp, gây chóng mặt, đau đầu, run rẩy,...
3. Tốt cho xương
Ít người biết rằng sung cũng là một trong những thực phẩm tốt nhất xương.
Theo đó, loại quả này chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và chất xơ cao. Một số nghiên cứu đã cho thấy quả sung rất giàu canxi chứa nhiều gấp 3,2 lần so với các loại trái cây khác. Cứ 28g sung lại cung cấp 5% lượng canxi cần thiết mà cơ thể cần trong ngày. Bên cạnh đó, hàm lượng kali và vitamin K tương đối cao trong loại quả này còn giúp cơ thể chống lại sự bài tiết canxi qua nước tiểu do chế độ ăn nhiều muối gây ra điều này hỗ trợ giữ lại canxi giảm nguy cơ loãng xương.
4. Điều hòa huyết áp
Không chỉ tốt cho xương, hàm lượng kali dồi dào trong quả sung có thể điều hòa huyết áp và đem lại nhiều lợi ích cho tim mạch, giúp hệ tim mạch trở nên khỏe mạnh. Bên cạnh đó, nó còn giúp chống oxy hóa, giảm cholesterol và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.
Ngoài những tác dụng nổi bật trên, quả sung còn có nhiều tác dụng chữa bệnh khác như: viêm loét dạ dày, bệnh trĩ, ho khan không đờm, thủy đậu, táo bón…
3 lưu ý khi ăn quả sung để mang lại hiệu quả tốt nhất
Mặc dù những công dụng của quả sung là vô cùng hữu ích, nhưng loại quả này cũng có một số tác hại tiềm ẩn. Do đó, mọi người cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây để có thể sử dụng loại quả này một cách an toàn và tốt cho sức khỏe hơn.
1. Nên chọn quả sung chín để ăn
Khi ăn sung, bạn nên chọn những quả sung chín để ăn vì những quả này có độ đàn hồi và mùi thơm ngọt nồng nàn. Không nên chọn những quả sung còn cứng, những quả bị dập hay những quả sung có mùi thối, chua, úng, nổi nấm mốc. Trước khi ăn trái sung cần rửa sạch để loại bỏ hết bụi bặm bám bên ngoài để đảm bảo an toàn vệ sinh. Nhựa từ quả sung có thể gây dị ứng, bạn nên rửa sạch nhựa bằng nước muối, ăn với số lượng ít và tăng dần.
2. Không nên ăn sung khi dùng một số loại thuốc
Quả sung cũng khá giàu vitamin K, có thể cản trở các loại thuốc làm loãng máu như warfarin và khiến chúng kém hiệu quả hơn. Người có tiền sử máu khó đông, đang dùng thuốc chống đông máu cũng không nên ăn sung vì có nguy cơ chảy máu trong. Bên cạnh đó, người đang dùng thuốc hạ đường huyết, có đường huyết thấp cũng không được ăn loại quả này vì có thể gây tụt đường huyết.
3. Người bị bệnh sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, xuất huyết trực tràng, đau dạ dày không nên ăn sung
Theo đông y, đặc tính của quả sung chín là nóng, ăn nhiều sẽ gây xuất huyết trực tràng hoặc làm đau dạ dày. Ngoài ra, khi đang mắc bệnh xuất huyết trực tràng thì không nên ăn quả sung vì sẽ làm cơ thể chảy máu không ngừng, ăn sung nhiều còn làm cơ thể bị thiếu máu. Bên cạnh đó, vì trong quả sung chứa nhiều oxalat nên những người mắc bệnh thận khi ăn quả sung chất oxalate sẽ kết hợp với canxi tạo thành sỏi.
Nếu muốn sử dụng quả sung trong điều trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gặp phải những tác dụng phụ từ loại trái cây này.
(Tổng hợp)