Sữa đậu nành từ lâu đã trở thành loại đồ uống yêu thích của người Việt, không chỉ ở người lớn mà trẻ em cũng rất mê. Sữa đậu nành cung cấp protein thực vật, chất xơ, các loại vitamin...

1 loại sữa người Việt cực mê nhưng lại sợ tiềm ẩn nguy cơ gây dậy thì sớm ở trẻ, giải đáp của BS giúp bố mẹ biết được sự thật- Ảnh 1.

Tuy nhiên, gần đây, có nhiều quan ngại về việc sữa đậu nành có thể gây dậy thì sớm ở trẻ em, khiến nhiều phụ huynh ngần ngại trong việc cho con sử dụng. Liệu điều này có đúng không? Hãy nghe phân tích của chuyên gia dinh dưỡng.

Sữa đậu nành có gây dậy thì sớm?

430168868_7547419595278997_8238106502840373048_n.jpg

ThS.BS Đặng Ngọc Hùng

ThS.BS Đặng Ngọc Hùng (Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng) cho biết: "Dậy thì sớm là một trong những vấn đề mà phụ huynh rất quan tâm. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều hiểu lầm về nguyên nhân dậy thì sớm. Trong đó, béo phì được xem là yếu tố quan trọng nhất, trong khi các thực phẩm như sữa đậu nành không phải là nguyên nhân gây ra vấn đề này ".

Theo BS. Hùng, sữa đậu nành không chứa hormone liên quan đến giới tính như nhiều người lo lắng. Thay vào đó, nó chứa isoflavone – một hợp chất có tác dụng tương tự hormone estrogen, không đủ mạnh để gây dậy thì sớm. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ đậu nành không ảnh hưởng đến quá trình dậy thì của trẻ. Do đó, bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho con uống sữa đậu nành để bổ sung dưỡng chất.

Những loại nước tiềm ẩn nguy cơ gây dậy thì sớm

Thay vì lo lắng về sữa đậu nành, phụ huynh nên cảnh giác với một số loại nước uống có khả năng làm trẻ dậy thì sớm như nước ngọt có ga, nước tăng lực, nước ép trái cây đóng chai.

1. Nước ngọt có ga

Theo nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng Trẻ em tại Đức, nước ngọt có ga chứa nhiều đường và chất bảo quản có thể khiến trẻ dễ tăng cân, dẫn đến nguy cơ béo phì – một yếu tố gây dậy thì sớm, đặc biệt ở bé gái. Ngoài ra, nước ngọt có ga có thể làm suy yếu sự phát triển chiều cao của trẻ do tác động tiêu cực đến cơ và xương.

tac-hai-cua-nuoc-ngot-co-ga-khong-phai-ai-cung-biet-2.jpg

2. Nước tăng lực

TS.BS Manny Alvarez (Trường Y, Đại học Hackensack Mỹ) cảnh báo rằng nước tăng lực chứa lượng caffeine cao, gây ra nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, lo âu, mất ngủ, đồng thời khiến trẻ dễ bị béo phì, dẫn đến nguy cơ dậy thì sớm.

3. Nước ép trái cây đóng chai

Đồ uống chứa nhiều đường không chỉ gây tăng cân mà còn có thể tác động tiêu cực đến quá trình phát triển hormone, làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.

Với nước ép trái cây đóng hộp, chúng chứa rất nhiều đường và chất ngọt nhân tạo, khiến bé dễ tăng cân béo phì hơn, tăng nguy cơ dậy thì sớm.

Dậy thì sớm sẽ khiến trẻ phải đối mặt với những tác hại về cả thể chất và tinh thần.

- Về mặt sinh lý, dậy thì sớm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Phát triển sớm đồng nghĩa với việc phát triển hệ xương trở nên ngắn hơn, mặc dù chiều cao tăng mạnh trong giai đoạn đầu nhưng cuối cùng có thể chỉ đạt 155-160 cm.

- Bé gái bị dậy thì sớm do ảnh hưởng rối loạn nội tiết sớm gây ra hội chứng buồng trứng đa nang sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé sau này.

- Về mặt tâm lý, những đứa trẻ gặp tình trạng dậy thì sớm khi lớn lên sẽ có cảm giác ngại ngùng, thiếu tự tin so với các bạn cùng trang lứa.

Đặc biệt, dậy thì sớm sẽ dẫn đến chuyện yêu sớm và xu hướng quan hệ tình dục sớm trước tuổi trưởng thành. Điều này có thể gây nên những hậu quả đáng sợ như mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai nhiều lần...

Làm sao để trẻ từ bỏ nhu cầu sử dụng các loại nước uống có hại?

1 loại sữa người Việt cực mê nhưng lại sợ tiềm ẩn nguy cơ gây dậy thì sớm ở trẻ, giải đáp của BS giúp bố mẹ biết được sự thật- Ảnh 4.

Bác sĩ Lê Quang Hào (Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam) khuyến cáo rằng để giúp trẻ tránh xa các loại nước uống có hại, phụ huynh nên:

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nước ép trái cây tự nhiên hoặc nước thảo mộc thơm ngon.

- Loại bỏ dần các loại nước uống có ga khỏi thực đơn của trẻ, không nên cấm đoán quá nghiêm khắc mà nên hướng dẫn trẻ lựa chọn đồ uống tốt cho sức khỏe.

- Tăng cường hoạt động thể chất cho trẻ để duy trì cân nặng hợp lý và khuyến khích phát triển chiều cao.

- Thay đổi lối sống sinh hoạt trong gia đình để trẻ học tập theo, không tích trữ các loại đồ uống có ga trong nhà.