Mặc dù là một loại cây xanh rất được ưa chuộng, nhưng có lẽ nhiều người vẫn còn chưa biết rằng: Cây lưỡi hổ có thể nở hoa. 

Khi hoa lưỡi hổ nở, chúng đẹp đến mức không thể rời mắt. Trong phong thủy, điều này có ý nghĩa cực kỳ tốt, đại diện cho "tin vui đến từ phương xa", cho sự giàu có thịnh vượng của gia chủ. 

Tuy nhiên, để cây ra hoa hay phát triển tươi tốt thì vẫn đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ chu đáo của chủ nhân. Sau đây, tôi sẽ nói cho bạn về "1 niềm vui - 5 sợ hãi" của cây lưỡi hổ để bạn có thể hiểu chúng hơn. 

5 sợ hãi của cây lưỡi hổ

1. Sợ trồng quá sâu nếu chậu quá lớn

Bởi vì lưỡi hổ là cây có rễ cạn nên khi trồng quá sâu trong một chiếc chậu cao sẽ kìm hãm sự phát triển của rễ cây, khiến quá trình sinh trưởng bị chậm lại. 

Chưa kể, nếu bạn sử dụng chậu hoa quá lớn thì khi tưới nước sẽ phải dùng một khối lượng lớn hơn. Điều này khiến cây dễ bị ứ nước, thối rễ. 

"1 niềm vui - 5 sợ hãi" của cây lưỡi hổ- Ảnh 1.

Phương pháp đúng:

Để nuôi lưỡi hổ đúng cách, bạn cần sử dụng chậu hoa có đường kính khoảng 10 đến 15 cm. Ngoài ra, khi trồng lưu ý không trồng quá sâu, miễn là bộ rễ có thể ổn định.

2. Sợ nhiệt độ thấp, thiếu ánh sáng

Lưỡi hổ cũng sợ nhiệt độ thấp. Một khi nhiệt độ xuống dưới 5 độ thì cây sẽ ngừng phát triển. Như vậy, dù bạn có bón phân, phơi nắng thì cây cũng khó nở hoa.

"1 niềm vui - 5 sợ hãi" của cây lưỡi hổ- Ảnh 2.

Bảo trì đúng cách:

Khi nuôi lưỡi hổ vào mùa đông, nhiệt độ trong nhà cần được kiểm soát trên 10 độ và chúng cần được phơi nắng nhiều hơn, hơn 5,4 giờ mỗi ngày, vì ánh nắng vào mùa đông đặc biệt phù hợp và có lợi cho việc nuôi dưỡng lưỡi hổ.

Ngoài ra, nhiều ánh sáng mặt trời sẽ có lợi cho quá trình quang hợp, thúc đẩy sự phát triển của nụ hoa, sau đó giúp hoa sớm nở.

3. Sợ tưới nước quá nhiều

Như đã đề cập ở trên, lưỡi hổ là một loại cây mọng nước, lá mập thịt, có khả năng chịu nóng và hạn hán. Do vậy, chúng không thích việc tưới nước quá nhiều.

Tuy nhiên, nhiều người trồng cây luôn sợ thiếu nước nên cứ tưới thật "đẫm", điều này chỉ khiến rễ cây dễ bị thối, không thể phát triển bình thường chứ đừng nói đến việc ra hoa.

"1 niềm vui - 5 sợ hãi" của cây lưỡi hổ- Ảnh 3.

Phương pháp đúng:

Vào mùa đông, cố gắng không tưới quá nhiều nước và để đất khô trước khi tưới. Ví dụ, tưới nước sau khi 1/2 đất khô sẽ có lợi cho sự phát triển của rễ và ra hoa của lan hổ.

4. Sợ thiếu phân lân, bón quá nhiều phân đạm

Phân đạm sẽ chỉ thúc đẩy sự phát triển của cành và lá nên lưỡi hổ sẽ không mọc được nụ hoa nào cả. Vì vậy, muốn hoa cây nở hoa, bạn cần sử dụng cả phân lân và phân kali như Huaduoduo số 2, bột xương, kali dihydro photphat, v.v.

"1 niềm vui - 5 sợ hãi" của cây lưỡi hổ- Ảnh 4.

Cách thực hiện:

Có thể rắc bột xương vào đất, sau đó tưới nước một lần trước khi đất và bột xương trộn đều. Kali dihydro photphat chỉ cần chế biến thành phân bón hòa tan trong nước với nồng độ khoảng 0,1 đến 0,3% và định kỳ 7 đến 15 ngày sử dụng một lần.

5. Sợ mình còn quá trẻ

Lưỡi hổ phải có một độ tuổi nhất định mới có thể nở hoa, tức là sau khi trưởng thành, cây cần phải trồng trên 5 năm mới có khả năng nở hoa.

Vì vậy, nếu ưỡi hổ bạn nuôi trồng còn quá non, miễn là nhận được nhiều ánh nắng và môi trường trong nhà ấm áp thì chú ý thay chậu và thay đất. Ngoài ra, bạn nên bón phân có nhiều phân đạm để thúc đẩy sinh trưởng. Đợi hơn 5 năm mới thay phân lân và phân kali.

"1 niềm vui - 5 sợ hãi" của cây lưỡi hổ- Ảnh 5.

1 niềm vui của cây lưỡi hổ

Như đã nói ở trên, cây lưỡi hổ có khả năng chịu lạnh kém. Vì vậy, vào mùa đông thời tiết lạnh giá và khắc nghiệt, bạn đừng để cây "run rẩy" ngoài ban công hay sân thượng mà hãy đưa chúng vào trong nhà để bảo dưỡng nhé. 

"1 niềm vui - 5 sợ hãi" của cây lưỡi hổ- Ảnh 6.

Nguồn và ảnh: Toutiao