Loại hoa được người Việt yêu thích vì giúp hạ đường huyết, làm đẹp da

Ở Việt Nam, có 1 loại hoa vừa được dùng để trang trí, làm đẹp, lại còn có thể tận dụng trong ẩm thực, làm thức uống giải nhiệt, đó là hoa đậu biếc. 

Mỗi mùa hè tới, hội chị em Việt lại rủ nhau làm trà hoa đậu biếc hay thạch đậu biếc "handmade", món nào cũng thơm lừng, lại đẹp mắt.

Hoa đậu biếc rất quen thuộc với người Việt (Ảnh: Bảo Nam).

Trên mạng xã hội, có nhiều hội nhóm chia sẻ về cách trồng, cách sử dụng loại hoa này cũng như rao bán cây giống. Chị Nga (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng là thành viên trong những hội nhóm ấy, chị chia sẻ: "Hoa đậu biếc dễ tìm, dùng để làm màu thực phẩm rất đẹp. Mình thường dùng đậu biếc để nấu xôi, làm bánh. Năm nay gia đình mình uống trà đậu biếc nhiều hơn vì giúp giải khát và cũng vì nó tốt cho sức khỏe".

Không chỉ dùng để trang trí, hoa đậu biếc còn có thể tận dụng trong ẩm thực, làm thức uống giải nhiệt...

Hoa đậu biếc đúng là đem lại nhiều hiệu quả đối với sức khỏe, đã được chứng minh bởi nghiên cứu khoa học.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong khoảng 2g hoa đậu biếc khô có chứa 0 calo, 0 chất béo, 0 chất đạm, 1g chất bột đường, 1g chất xơ. 

Trong đậu biếc có chứa một chất rất quan trọng đó là anthocyanin, đây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào và hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư.

Loại hoa này cũng có thể ổn định đường huyết, do có thể làm tăng tiết insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm một phần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Cũng nhờ chứa lượng chất chống oxy hóa dồi dào mà hoa đậu biếc cũng được coi là một trong những loại hoa có khả năng chống lão hóa. Trong khi một số loài hoa và thảo mộc có các thành phần gây kích ứng da, thì tất cả các thành phần của hoa đậu biếc lại được chứng minh là an toàn cho da, giúp làm đẹp da hiệu quả.

Nhờ chứa chất catechin EGCG (epigallocatechin gallate) mà hoa đậu biếc có thể tăng cường quá trình trao đổi chất, làm cho calories trong cơ thể được đốt cháy nhanh hơn. Từ đó, thúc đẩy giảm cân.

Hoa đậu biếc tuy chứa nhiều công dụng như vậy nhưng không phải dùng như thế nào cũng được. Các chuyên gia cảnh báo cần thận trọng loại bỏ 2 bộ phận có chứa độc tố của loại cây này.

2 bộ phận của hoa đậu biếc có chứa độc tố nên thận trọng khi dùng

Ths. Lê Thanh Bình (Đại học Dược Hà Nội) cho biết khi sử dụng hoa đậu biếc để pha trà hay làm đẹp, cần đặc biệt lưu ý vì cây đậu biếc có hai bộ phận chứa chất độc là hạt và rễ. Cụ thể:

- Hạt đậu biếc: Hạt của cây đậu biếc chứa khoảng 12% chất dầu có khả năng gây ngộ độc nếu nhai nuốt phải. Triệu chứng ngộ độc bao gồm nôn mửa, tiêu chảy nặng. Đã có các trường hợp ngộ độc, chủ yếu là trẻ em, do ăn nhầm hạt đậu biếc. Vì vậy, các gia đình có trẻ nhỏ cần nhắc nhở trẻ không chơi đùa hay ăn hạt đậu biếc để tránh ngộ độc. 

- Rễ đậu biếc: Rễ cây đậu biếc có vị chát, đắng và chứa một lượng nhỏ chất độc. Chất này có thể được dùng trong các bài thuốc tẩy, thuốc xổ, hoặc để trị rắn cắn, côn trùng cắn, nhưng có thể gây buồn nôn nếu ăn phải. Mặc dù rễ cây đậu biếc có thể được sử dụng trong y học với liều lượng đúng cách, nhưng không nên tự ý sử dụng để tránh hại nhiều hơn lợi.

10-tac-dung-cua-hoa-dau-biec-ban-khong-nen-bo-qua-1-800x450-1.jpg

Lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc:

- Không nên lạm dụng hoa đậu biếc: Người khỏe mạnh chỉ nên uống khoảng 1-2 ly trà hoa đậu biếc mỗi ngày (khoảng 5-10 bông, tương đương 1-2 gram hoa khô). 

- Đối tượng không nên dùng: Phụ nữ có thai, người đang hành kinh, những người đang dùng thuốc chống đông máu, người lớn tuổi có bệnh nền mạn tính, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh... nên hạn chế hoặc tránh sử dụng trà hoa đậu biếc.

- Các chuyên gia Đông y khuyến cáo chỉ nên xem trà hoa đậu biếc như một thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe, không phải là thuốc chữa bệnh. Việc lạm dụng hoặc sử dụng sai cách có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

https://afamily.vn/1-thu-moc-ngoai-hang-rao-cua-nguoi-viet-tot-ngang-insulin-tu-nhien-giup-ha-duong-huyet-sang-da-nhung-than-trong-2-bo-phan-chua-doc-to-20240809003653526.chn