1. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giữ cho màng nhầy mũi ẩm, trở thành một lá chắn quan trọng bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn. Các mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen uống nhiều nước và chuẩn bị cho trẻ một chai nước để chúng có thể mang theo thường xuyên khi ra ngoài.

2. Không cần phải quá sạch sẽ     

Hệ thống miễn dịch có chức năng chống lại các bệnh truyền nhiễm. Sự hình thành ban đầu của bệnh sẽ được bộ nhớ miễn dịch ghi lại, nên nếu nó xuất hiện trở lại sẽ nhanh chóng bị hệ miễn dịch phá hủy. Nếu nhà bạn quá sạch sẽ, cơ thể trẻ sẽ không có cơ hội trải giai đoạn bị bệnh - yếu tố để cơ thể sản xuất kháng thể. Mặt khác khi chỉ quen ở trong môi trường quá an toàn, cơ thể trẻ sẽ khó chống đỡ lại khi tiếp xúc với môi trường khác. Như thế sẽ làm giảm sức đề kháng, có thể dẫn đến dị ứng và rối loạn miễn dịch.
 
Quá sạch sẽ không tốt cho sức khỏe, nhưng cha mẹ vẫn phải đào tạo các thói quen sức khỏe cơ bản cho trẻ, đặc biệt là thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh nhé.

3. Giấc ngủ đầy đủ    

Khi ngủ não bộ của trẻ sẽ được được kích hoạt ở mức tối đa do các hormone tăng trưởng được phóng thích. Giấc ngủ không chỉ giúp trẻ lên cân mà còn tăng chiều cao (1/2mm chiều dài trong vài tháng đầu tiên). Bên cạnh đó, giấc ngủ đủ và sâu còn giúp trẻ có một hệ miễn dịch mạnh hơn, trẻ vui vẻ và khỏe hơn.

Các bác sỹ nhi khoa khuyến cáo các mẹ nên cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để tạo điều kiện cho hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất.

4. Thảo luận với trẻ về khả năng chữa bệnh của cơ thể

Hãy để con trẻ biết cơ thể có cơ chế tự chữa bệnh. Trẻ sẽ học được cách tin tưởng bản năng cơ thể, trở nên không quá phụ thuộc vào thuốc. Một kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu các bậc cha mẹ thường thảo luận về các bệnh tật với trẻ, đồng thời nhấn mạnh những điểm yếu của chúng sẽ giúp trẻ biết lo lắng hơn nhưng cũng chủ động hơn trong việc đối mặt với bệnh tật.

5. Tiếp xúc với các trẻ khác

Theo kết quả nghiên cứu công bố trong Tạp chí Y học New England, trẻ em dưới 13 tuổi nếu được tiếp xúc thường xuyên với các trẻ khác giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh hen suyễn trong tương lai. Trong đó cũng chỉ ra rằng, thông qua tiếp xúc với các trẻ khác, tiếp xúc với tác nhân gây bệnh có thể kích thích phản ứng miễn dịch của trẻ, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

10 cách cải thiện hệ thống miễn dịch của bé 1

6. Ăn ít đường

Một số chuyên gia nói rằng chế độ ăn uống quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của các tế bào bạch huyết. Vì thế, ngay từ khi con còn bé, cha mẹ hãy tập cho con thói quen ăn uống ít đường.

7. Bổ sung các axit béo thiết yếu

Các axit béo thiết yếu cung cấp các thành phần quan trọng, cũng như quyết định tính lưu động và linh hoạt của màng tế bào. Thêm vào đó, chúng cũng rất quan trọng đối với các tế bào miễn dịch. Cơ thể có thể tổng hợp các axit béo đó từ thực phẩm tự nhiên, bao gồm cả hải sản, trái cây, rau củ, cá biển sâu (như cá hồi, cá trích, cá mòi) quả óc chó, hạnh nhân, dầu hạt lanh, dầu hướng dương…

Lưu ý là một số loại dầu như dầu hạt lanh cần tránh chiên ở nhiệt độ cao, tốt nhất là thêm chúng trực tiếp vào đồ ăn cho trẻ để bảo đảm giữ được các chất dinh dưỡng.

8. Tạo môi trường an toàn cho bé vận động

Giáo sư David Nieman, trường Đại học Appalachian của Mỹ cho biết, vận động đều đặn hàng ngày có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Trong khi vận động, tế bào miễn dịch di chuyển nhanh hơn và hả năng đối kháng với vi trùng cũng tốt hơn. Sau khi vận động, hệ miễn dịch thường trở lại tình trạng bình thường trong vòng vài giờ.

Trong quá trình vận động, bé sẽ tiếp xúc với những loại bụi mới và các tác nhân gây dị ứng mới, cơ thể bé sẽ tự phản ứng, hệ miễn dịch sẽ phát triển, loại bỏ vi khuẩn gây hại ra khỏi cơ thể, từ đó tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể.

9. Mát-xa cho bé giúp tăng cường hệ miễn dịch

Các nghiên cứu cho thấy những trẻ được cha mẹ mát-xa thường xuyên sẽ ít mắc bệnh và ít khóc hơn. Ngoài tác dụng thư giãn, mát-xa còn giúp cả thiện hệ tuần hoàn, kích thích hệ miễn dịch.

Mát-xa còn có tác dụng làm giảm đau và giảm triệu chứng của một số bệnh thường gặp.
Trước khi thực hiện việc này, các mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ, cắt móng tay ngắn để tránh tổn hại làn da mỏng manh của bé.

10. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý (cân đối, đầy đủ, đa dạng thực phẩm để có đủ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn) giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ đến 2 tuổi.

Nên chọn trái cây giàu sinh tố như: cam, xoài, lê, đu đủ, nho… và cho bé ăn bằng cách ép lấy nước cốt. Đối với rau củ, bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như: bí đỏ, các loại đậu, súp lơ, cà chua, rau ngót… kết hợp thịt, cá, trứng trong khẩu phần ăn sẽ cung cấp thêm vitamin A, B9, B6, B12, kẽm, selen làm tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cho trẻ ăn thêm sữa chua để giúp bé cân bằng lượng axit trong dạ dày, thúc đẩy hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn.



Che miệng khi hắt hơi, không uống chung cốc hay đội mũ khi đi ra ngoài là những thói quen cực đơn giản cha mẹ có thể dạy con để có một sức khỏe tốt.
10 cách cải thiện hệ thống miễn dịch của bé 2