1. Nguyên tắc dinh dưỡng với người bệnh viêm khớp
Viêm khớp là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
Các triệu chứng viêm khớp có thể bao gồm sưng khớp, đau, cứng khớp và giảm phạm vi chuyển động. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Dù viêm khớp ở dạng nào thì kiểm soát và giảm viêm là điều cần thiết để giảm đau, cứng và sưng. Viêm liên quan đến khớp thường được dùng thuốc với mục đích giúp cải thiện các triệu chứng và giảm đau. Một số loại thực phẩm cũng có đặc tính gây viêm và có những loại thực phẩm lại giúp giảm viêm, trở thành một phương pháp hỗ trợ điều trị bổ sung mạnh mẽ cho người bệnh viêm khớp.
Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc các bệnh về xương khớp cần cân bằng và đa dạng hóa việc thu nạp vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa và các chất dinh dưỡng khác.
Đối với những bệnh nhân thuộc nhóm thừa cân, béo phì duy trì chế độ ăn uống giảm cân. Ngược lại, người gầy yếu bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn nhiều bữa nhỏ để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
2. Người bệnh viêm khớp nên ăn gì ?
2.1. Trà xanh
Trà xanh được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống ôxy hóa, đồng thời có khả năng giảm viêm.Các nghiên cứu được thực hiện trên động vật cũng cho thấy trà xanh có thể giúp giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Thời điểm uống trà xanh tốt nhất là một giờ trước và sau bữa ăn. Nếu đang ăn kiêng và muốn kiểm soát sự thèm ăn thì nên uống trà xanh một giờ trước bữa ăn. Uống trà giúp hỗ trợ tiêu hóa và không hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như vitamin và phát huy công dụng trị bệnh thấp khớp hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, không nên uống trà quá đặc và không nên pha thêm đường vào trà vì có thể làm mất hương vị, giảm dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh.
2.2 Thực phẩm giàu omega - 3
Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu rất giàu axit béo omega - 3, có tác dụng giảm viêm ở những người bị viêm khớp rất hiệu quả. Theo Tổ chức Viêm khớp Hoa Kỳ, ăn một phần khoảng 100 - 130g các loại cá này từ hai lần trở lên một tuần được khuyến khích để bảo vệ tim và giảm viêm.
Ngoài ra, axit béo omega-3 còn có trong dầu quả óc chó, dầu hạt cải, hạt lanh và dầu hạt lanh chứa các chất chuyển đổi thành các axit béo omega-3.
2.3 Các loại quả mọng
Nhiều loại trái cây rất giàu các hợp chất gọi là flavonoid và polyphenol. Các flavonoid polyphenolic có liên quan đến đặc tính chống ôxy hóa, chống viêm và giảm đau.
Đặc biệt, quả việt quất, quả mâm xôi, dâu tây và lựu đã cho thấy những kết quả khả quan trong việc giảm đau và viêm trong các nghiên cứu lâm sàng về bệnh viêm khớp. Các polyphenol trái cây khác, chẳng hạn như quercetin, anthocyanins, và flavonoid có múi cũng được nghiên cứu trong việc giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Táo cũng chứa nhiều chất chống ôxy hóa và là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Thêm vào đó, chúng có độ giòn và có thể giúp hạn chế sự thèm ăn đối với đồ ăn nhẹ không lành mạnh.
2.4 Rau xanh
Rau xanh là một bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào, trong đó các loại rau lá xanh đậm, bông cải xanh, củ cải đường, khoai lang và bắp cải đặc biệt tốt cho những người bị viêm khớp. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như chất chống ôxy hóa, polyphenol, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Khi chế biến, nên nấu vừa chín tới hoặc ăn sống để tránh phá vỡ các chất dinh dưỡng. Hãy thử hấp hoặc xào nhẹ rau củ, thay vì luộc hoặc hầm nhừ. Hơn nữa, các hợp chất carotenoid và vitamin K trong rau được hấp thụ tốt hơn với một số chất béo, như dầu ô liu, vì vậy hãy nhỏ một ít lên chảo trước khi xào rau.
2.5 Dầu hạt cải và dầu ô liu
Hai loại dầu này có sự cân bằng tốt giữa axit omega-3 và omega-6, là hai loại axit béo thiết yếu. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một thành phần trong dầu ô liu được gọi là oleocanthal có đặc tính chống viêm và được biết là đặc biệt tốt cho sức khỏe tim mạch.
2.6 Gừng và nghệ
Hoạt chất curcumin có trong nghệ có đặc tính kháng viêm cực mạnh. Chúng được sử dụng trong nhiều năm gần đây như một loại dược liệu quý và làm gia vị trong nấu ăn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột nghệ là hoạt chất tốt nhất để giảm đau do viêm khớp mạn tính và đau khớp. Nó cũng làm giảm các triệu chứng của viêm loét đại tràng và viêm xương khớp cho người cao tuổi.
Cũng giống như nghệ, từ lâu gừng đã được biết đến với công dụng giảm viêm hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy, sử dụng gừng có thể giúp giảm đau và viêm hiệu quả hơn các loại thuốc không steroid.
2.7 Quả hạch
Tất cả các loại hạt đều có hàm lượng protein cao, ít chất béo bão hòa và không chứa cholesterol, không giống như protein động vật. Có thể ăn riêng các loại hạt hoặc trộn vào sữa chua, salad hoặc món ăn lành mạnh yêu thích của bạn để tăng thêm protein.
Bằng cách thay thế một khẩu phần thịt bằng các loại hạt có thể giúp bạn tránh bị viêm nhiễm khi ăn thịt đỏ. Không giống như thịt, các loại hạt cũng là một nguồn chất xơ dồi dào. Hãy chọn các loại hạt không ướp muối để hạn chế lượng natri trong chế độ ăn uống của người bệnh viêm khớp.
2.8 Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống ôxy hóa. Ngoài ra, trong ngũ cốc còn chứa nhiều carbohydrate phức, mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho người bệnh.
Có rất nhiều loại để lựa chọn và kết hợp vào chế độ ăn uống của người bệnh viêm khớp. Những loại này bổ sung thêm chất dinh dưỡng và chất xơ mà chỉ ngũ cốc nguyên hạt mới có thể cung cấp một cách tự nhiên. Để đạt được hiệu quả, Tổ chức Viêm khớp khuyến cáo nên ăn từ 50 - 180g ngũ cốc mỗi ngày.
2.9 Các sản phẩm từ sữa
Đây là một trong những nguồn cung cấp canxi tốt nhất trong chế độ ăn uống. Ngoài ra, nhờ bổ sung chất dinh dưỡng, sữa và một số loại sữa chua cũng là nguồn cung cấp vitamin A và D. an toàn và có thể có lợi cho sức khỏe của xương.
Vitamin D và canxi giúp xây dựng và duy trì sức khỏe của xương, điều này rất quan trọng đối với cả bệnh viêm khớp và viêm khớp dạng thấp. Probiotics là vi khuẩn lành mạnh thường được tìm thấy trong sản phẩm từ sữa như sữa chua. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa các chế phẩm sinh học và những cải thiện trong hoạt động viêm ở dạng thấp khớp viêm.
2.10 Nấm
Nấm chứa một lượng lớn thành phần dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và ngăn cản quá trình thoái hóa xương khớp. Không chỉ tốt cho xương khớp, nấm còn giúp cải thiện các bệnh lý liên quan đến tim mạch, đái tháo đường, béo phì và ung thư. Người bệnh có thể sử dụng nấm chế biến chung với các loại thực phẩm khác như ớt chuông, cà rốt, bông cải xanh để giúp xương dẻo dai hơn và giảm thiểu đau nhức.
Để khắc phục các hiện tượng do các bệnh về xương khớp gây nên, ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh cần tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Tốt nhất là nên chia mỗi buổi tập ra thành từng đợt kéo dài từ 5-10 phút và không nên cố sức và chọn một số hình thức tập như đi bộ, bơi lội, yoga…