1. Khi một nhóm bạn/đồng nghiệp đang cười đùa với nhau, người ta thường sẽ nhìn vào người mà họ thích hoặc có thiện cảm nhất
Để biết được ai đó trong nhóm bạn đang chú ý hoặc quan tâm tới ai, hãy chuẩn bị một vài câu chuyện cười thật hay ho. Theo bản năng, khi vui vẻ người ta thường nhìn vào người mà họ thích.
2. Căng thẳng trước các cuộc họp/sự kiện lớn?
Trước các buổi họp hay sự kiện gì đó quan trọng, khiến bạn lo lắng, hãy nhai kẹo cao su hoặc ăn thứ gì đó.
Theo bản năng tự nhiên của cơ thể người, thói quen ăn uống sẽ không diễn ra khi đang lo lắng hoặc gặp nguy hiểm. Nhai đồ ăn khiến não bộ cảm thấy an toàn và thư giãn, việc này sẽ khiến bạn nhanh chóng giảm căng thẳng.
3. Muốn ai đó "phun" ra nhiều thông tin hơn, hãy nhìn chằm chằm vào mắt họ
Nếu cảm thấy câu trả lời của người đối diện không thỏa đáng hoặc họ vẫn còn gì đó chưa dám nói ra. Hãy nhìn thẳng vào mắt họ, trong trường hợp này, sự im lặng nhất thời và ánh mắt của bạn sẽ khiến người đó cảm thấy nặng nề và sẵn sàng "tuôn" hết thông tin.
4. Muốn bớt căng thẳng khi đi phỏng vấn, hãy tưởng tượng nhà tuyển dụng là bạn bè thân thiết của mình
Căng thẳng khi đi phỏng vấn là điều thường gặp. Chỉ cần tưởng tượng nhà tuyển dụng trước mặt bạn là một người bạn đã lâu không gặp. Điều này sẽ giúp bạn có được sự tự tin và bình tĩnh, vấn đáp một cách khéo léo hơn.
5. Nếu phải làm việc mặt đối mặt với nhiều người, hãy để một tấm gương sau lưng bạn
Việc đơn giản này sẽ giúp người đối diện bạn tự điều chỉnh hành vi, cảm xúc sao cho đúng mực. Bạn sẽ thấy người đối thoại với bạn lịch sự hơn hẳn, chẳng ai muốn nhìn thấy khuôn mặt tức giận hoặc cáu bẳn của mình trong gương.
6. Nếu nghĩ rằng ai đó đang nhìn trộm mình, hãy giả vờ ngáp một cái
Nhìn vào bức ảnh này có khi bạn đã có thể ngáp rồi. Ngáp cực kỳ dễ "lây", nếu cảm thấy có ai đó đang lén lút ngó nghiêng bạn, hãy ngáp một cái rồi nhìn xung quanh. Kẻ vừa nhìn trộm bạn khả năng lớn sẽ ngáp theo.
7. Muốn can một vụ đánh nhau? Hãy cầm đồ ăn trên tay và đứng giữa 2 người sắp choảng nhau (Đặc biệt lưu ý: mẹo tâm lý này chỉ mang tính chất tham khảo, đọc cho biết, chớ dại mà áp dụng ở Việt Nam)
Hiện tượng này được gọi là "hiệu ứng snackman".
Một lần nữa, ăn uống liên quan trực tiếp tới sự thư giãn và bình tĩnh. Khoa học đã chứng minh, tỉ lệ "ăn đấm oan" khi sử dụng hiệu ứng snackman cực kỳ thấp, bạn sẽ phần nào giúp hạ nhiệt sự xung đột.
8. Nếu muốn "giải tán" món đồ gì đó trên tay, hãy đưa chúng cho người khác trong khi nói chuyện
Bộ não sẽ trở nên bận rộn khi bạn được hỏi hoặc nhờ tư vấn về vấn đề gì đó, đến nỗi các hành động khác sẽ diễn ra trong vô thức. Trong trường hợp này, hầu hết những người xung quanh sẽ nhận lấy thứ bạn đưa mà không hề suy nghĩ.
9. Nếu muốn kết bạn với một ai đó, đừng đề nghị làm quen mà hãy nhờ họ giúp mình
Hãy nhờ người bạn muốn làm quen làm giúp việc gì đó đơn giản, nhẹ nhàng (nhờ lấy lọ nước mắm, hạt tiêu, xin quả chanh trong quán phở, mượn cái bút...). Làm như vậy, người kia sẽ thấy có thiện cảm vì đã làm được việc có ích cho bạn.
10. Xếp lịch hẹn quan trọng vào sáng sớm hoặc cuối ngày
Mọi người ghi nhớ những điều xảy ra vào sáng sớm hoặc cuối ngày một cách rõ ràng nhất.
Đó là lý do tại sao bạn nên lập kế hoạch cho các cuộc họp quan trọng trong những khoảng thời gian này. Nếu bạn chuẩn bị đi xin việc, cố gắng trở thành ứng viên đến đầu tiên hoặc cuối cùng.
11. Chú ý hướng bàn chân khi nói chuyện với người khác
Ngoài hướng bàn chân, hướng cơ thể nói lên rất nhiều về bạn trong cuộc nói chuyện.
Nếu người đó chỉ quay cơ thể về phía bạn nhưng không quay bàn chân hướng về bạn, có nghĩa là họ không thích bạn. Nếu mũi giày của họ đang hướng về một hướng khác, có nghĩa là họ muốn rời đi càng sớm càng tốt.
12. Lặp lại cử chỉ/hành động của người khác sẽ giúp bạn giành được thiện cảm và sự tin tưởng của họ
Lặp lại cử chỉ, tư thế, hoặc biểu hiện trên khuôn mặt của ai đó có thể giúp bạn giành được sự tin tưởng của họ. Ngay cả khi người đó không nhận ra họ trong bạn vì những cử chỉ quen thuộc, chỉ cần không bắt chước một cách thái quá là được.
Theo Brightside