13 dấu hiệu cho thấy bạn đang quá lịch sự (một cách không cần thiết)

JJJ,
Chia sẻ

Một trong những điều thể hiện bạn đang lịch sự quá đà, chính là nói xin lỗi trong tất cả mọi chuyện.

1. Lúc nào cũng sợ làm người khác bị tổn thương

Dĩ hòa vi quý, sống trung lập quá mức đôi khi lại là con dao hai lưỡi. Nếu "trung dung" vừa phải, bạn sẽ được nhiều kiểu người tôn trọng và chấp nhận. Tuy nhiên, một khi đã để thói quen "dĩ hòa vi quý" đi quá xa, nó sẽ rước về rất nhiều phiền hà.

Nhiều người cứ cho rằng lịch sự là phải không khiến ai bị tổn thương. Tuy nhiên, không thể lúc nào cũng làm hài lòng tất cả mọi người được. Việc này sẽ gián tiếp biến bạn thành kẻ ba phải, không có chính kiến và đương nhiên là dễ bị đè đầu cưỡi cổ trong công việc lẫn ngoài cuộc sống.

Tóm lại, nên trở thành người biết lắng nghe nhưng vẫn phải đưa ra ý kiến của bản thân/xin lỗi nếu không may làm gì sai trái.

2. Dọn bàn trong khi người khác vẫn đang ăn uống

13 dấu hiệu cho thấy bạn đang quá lịch sự (một cách không cần thiết) - Ảnh 1.

Dọn dẹp bát đĩa bẩn hoặc rác rưởi tại nhà, văn phòng... được coi là cử chỉ của người có học. Tuy nhiên, nếu người khác vẫn đang ăn uống mà lại đi dọn dẹp thì có khác gì đuổi khéo?

Nếu không phải chủ của bữa tiệc mà vẫn làm như vậy, bạn sẽ bị coi là kẻ thô lỗ và vô duyên. Kể cả có ăn ở sạch sẽ đến thế nào, hãy để người ta ăn uống xong đã rồi muốn dọn gì cũng được. Và nếu chỉ là khách mời, đừng ngồi chơi mà hãy xắn tay giúp đỡ chủ nhà.

3. Trả lời câu hỏi chỉ bằng một từ

Một số người thường lo lắng thái quá về việc chia sẻ quá nhiều - có thể khiến họ trở thành người bất lịch sự. Và thế là, họ đáp lại mọi câu hỏi một cách cụt lủn, không đầu không đuôi.

Theo các nhà tâm lý học, trong khi câu trả lời ngắn gọn cho thấy sự lịch sự và tôn trọng người khác, thì câu trả lời chỉ có một từ lại không như vậy. Chỉ nói "có" hoặc "không" sẽ tạo ra cảm giác cộc lốc và xua đuổi. Điều này không chỉ đúng với các cuộc nói chuyện trực tiếp, mà cả với chat chít qua mạng nữa đấy.

4. Né tránh toàn bộ những cuộc trò chuyện ngắn ngủi

13 dấu hiệu cho thấy bạn đang quá lịch sự (một cách không cần thiết) - Ảnh 2.

Dường như nhịp sống quá đỗi hối hả của thế giới hiện đại đã khiến chúng ta hạn chế nói chuyện mặt-đối-mặt. Đặc biệt là những cuộc trò chuyện ngắn ngủi.

"Khỏe không?" hay "Thời tiết hôm nay thích nhỉ?" đều là những câu mào đầu hết sức bình thường, nếu lơ đi thì mới là bất lịch sự đấy. Chỉ cần tránh những chủ đề nhạy cảm như tôn giáo hoặc chính trị là được.

5. Gạt phăng những lời khen ngợi người khác dành cho mình

- "Thông minh đấy"

- "Giỏi Excel quá, nể!"

Dù bạn có cho mình là kẻ tầm thường, luôn có điều gì đó ở bản thân ta khiến người khác ngưỡng mộ. Khiêm tốn là tốt nhưng không nhất thiết phải gạt phăng những lời khen ngợi từ người khác - chỉ khiến họ cảm thấy khó xử, thậm chí khó chịu thôi.

Mỉm cười, nói lời cảm hơn là lựa chọn tốt hơn nhiều.

6. Liên tục khen ngợi ngoại hình của người khác

- "Dạo này thon thế" (người ta không hề giảm cân)

- "Áo đẹp đấy" (mặc được nửa năm rồi)

- "Ôi mắt đẹp quá/đẹp trai quá!"

Nghe hơi mệt nhưng vẫn chấp nhận được, nhưng ngày nào cũng khen người ta như vậy thì không ổn chút nào hết. Một khi tần suất của những lời khen trở nên dày đặc, người khác sẽ nghi ngờ về tính thành thật của nó.

7. Đưa ra những câu trả lời lê thê, dài dòng quá mức cần thiết

Có thể bạn cho rằng mình sẽ rất lịch sự khi đưa ra những câu trả lời dài dòng, đầy đủ thông tin nhưng quả thực - người nghe chỉ muốn biết một số điều cơ bản thôi.

Đặc biệt là trong môi trường làm việc, những nhân viên hay ê a dài dòng thường khiến sếp mất kiên nhẫn, gây lãng phí thời gian. Đơn giản là hỏi gì đáp nấy, đi thẳng vào vấn đề, nếu người ta cần thêm thông tin thì sẽ hỏi tiếp, cứ yên tâm đi.

8. Giao tiếp bằng mắt quá 3 giây

13 dấu hiệu cho thấy bạn đang quá lịch sự (một cách không cần thiết) - Ảnh 3.

Giao tiếp bằng mắt là một trong những cách lịch sự để thể hiện rằng, bạn đang chú tâm đến câu chuyện của người đối diện. Tuy nhiên, giao tiếp bằng mắt quá 3 giây sẽ biến thành "nhìn chằm chằm vào mắt" và tạo ra cảm giác khó chịu, thậm chí là căng thẳng cho đôi bên.

Theo Jeff Larsen, một chuyên gia về cách ứng xử thì: "Nên nhìn vào mắt người đang nói chuyện với bạn, nhưng chỉ trong phút chốc thôi. Nó thể hiện sự tự nhiên trong giao tiếp".

9. Lúc nào cũng nói có

Bạn có thường đồng ý khi người khác nhờ giúp đỡ? Chà, đó có vẻ là biểu hiện của sự nghĩa hiệp - nhưng lại dễ khiến bản thân rơi vào những tình huống khó xử.

Rất có thể, bạn chấp nhận giúp đỡ người khác vì sợ làm tổn thương cảm xúc của họ - vô tình khiến bản thân bị kiệt sức vì lúc nào cũng phải "available" trước những lời đề nghị. Tóm lại, giúp được gì thì giúp, nhưng không làm được phải từ chối ngay từ đầu.

10. Lạm dụng những từ ngữ hào nhoáng, trịch thượng

Tuyệt vời! Quá hay! Quá xuất sắc!

OK, giá trị của những từ ngữ hào nhoáng chỉ đến từ việc chúng được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ với tần suất hạn chế. Tương tự như việc thường xuyên khen ngợi người khác, lạm dụng quá đà từ ngữ so sánh hơn, so sánh nhất sẽ khiến người nghe nghi ngờ động cơ của bạn.

11. Lúc nào cũng xin lỗi, lỗi không phải của mình cũng xin!

13 dấu hiệu cho thấy bạn đang quá lịch sự (một cách không cần thiết) - Ảnh 4.

Biết cách nói "xin lỗi" là yếu tố cơ bản để trở thành người lịch sự. Tuy nhiên, không ít người quanh ta đang xin lỗi nhiều quá mức cần thiết.

Xin lỗi quá mức chỉ cho thấy bạn đang tự ti, có lòng tự trọng thấp - rất dễ bị người khác lợi dụng hoặc thao túng. Ngay cả khi không có gì để ai đó lợi dụng, liên tục nói lời xin lỗi chỉ khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi vì bạn thôi.

12. Đụng chạm vào người khác một cách không cần thiết

Một cái bắt tay chắc chắn thì rõ ràng là lịch sự, tuy nhiên, tự dưng ở đâu đến và ôm vai, bá cổ người khác thì không dễ chịu chút nào (trừ khi là bạn bè thân thiết).

Chuyên gia tâm lý học Larsen khẳng định, một cái ôm cũng như hành động xoa lưng chỉ nên dành cho những ai thật sự thân thiết với bạn - còn không, chỉ khiến người khác khó chịu và khó xử thôi (đặc biệt là với người khác giới).

13. Im như thóc, im như thóc và im như thóc

Lắng nghe là kỹ năng quan trọng góp phần làm nên sự lịch thiệp của mỗi cá nhân. Trong khi nhiều người chưa thực sự biết lắng nghe, thì im như thóc, cậy răng cũng không nói gì lại là vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều.

Quá quan tâm đến "quyền mở lời" của người khác khiến bạn mất đi cơ hội chia sẻ và thể hiện cá tính. Trò chuyện, nghĩa là con đường hai chiều và nó chỉ đem lại hiệu quả tốt khi những người tham gia cùng bày tỏ ý kiến.

Tham khảo R.D

Chia sẻ