Trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là hiện tượng co thắt cơ vòng không đồng đều khi chịu tác động từ thức ăn, thuốc uống, sữa, nước, sự vận động quá mức dẫn tới hiện tượng tiêu chảy. Nếu tình trạng kéo dài ngày, trẻ nhỏ dễ bị nôn ói, suy dinh dưỡng thậm chí có thể tử vong do mất nước. Ở độ tuổi càng nhỏ, cách an toàn nhất đó là bổ sung những món ăn cho trẻ rối loạn tiêu hóa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà không gây tổn hại tới các bộ phận ruột, dạ dày.
Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì nên ăn món gì?
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, sức đề kháng sẽ giảm dẫn đến chán ngán và biếng ăn. Vì vậy, mẹ thông thái vẫn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cả 4 nhóm chất thiết yếu cho con như sau để tránh khỏi các tác động xấu của rối loạn tiêu hóa.
Với các bé chưa mọc đủ răng, mẹ không chế biến những món cần nhai vì khi nuốt mà chưa nhai kỹ sẽ khiến cho hệ tiêu hóa dưới phải hoạt động nhiều và nặng thêm. Điều này có thể làm giảm sự tiết men và bào mòn cả nhu động ruột.
Chế độ ăn cho bé bị rối loạn tiêu hóa.
Nếu không may mắc bệnh, mẹ nên điều trị bệnh cho con triệt để và phòng ngừa chủ động bằng cách thực hiện tiêm chủng.
Món ăn cho trẻ rối loạn tiêu hóa mau chóng bình phục
Khi bé mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho con ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như sau:
Thực phẩm tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Gạo
Vì gạo chứa nhiều tinh bột nên dễ tiêu hóa và được áp dụng rất phổ biến. Không những thế, gạo còn thúc đẩy tiêu hóa của những thực phẩm khác tốt hơn trong bữa ăn của trẻ.
Rau xanh
Đây là một thực phẩm chứa chất xơ có tác dụng thần kỳ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh và làm sạch những thức ăn không tiêu khác. Ngoài ra, rau còn chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu để tiêu hóa những loại thực phẩm béo không lành mạnh.
Chuối
Chuối chứa các loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Không chỉ vậy, loại quả này có sở hữu đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin mà chỉ cần ăn 1-2 quả mỗi ngày, bé sẽ được cung cấp thêm năng lượng và dinh dưỡng cho toàn cơ thể.
Bánh mì nướng bơ
Mẹ có thể sử dụng bơ ít béo để nướng bánh bởi nó sẽ tạo ra hương vị cực thơm ngon kích thích sự thèm ăn của bé. Đặc biệt, món ăn này cũng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tiêu hóa những thực phẩm khác tốt hơn.
Thịt gà
Đừng coi thường thịt gà vì khi nấu chín đúng cách, nó sẽ trở thành một trong những loại thực phẩm rất dễ tiêu. Bên cạnh đó, thịt gà còn có chất béo bão hòa thấp và khi luộc, trộn thức ăn với nước dùng thì các enzym trong thịt sẽ làm dịu lại dạ dày.
Sữa chua
Những vi khuẩn có lợi từ sữa chua sẽ giúp cải thiện đáng kể rối loạn đường ruột cũng như thúc đẩy cân bằng hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Nước sốt táo
Do những thành phần của táo dễ tiêu hóa và cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nên thường được sử dụng để giúp bé tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Hạt ngũ cốc
Trong ngũ cốc có Omega 3 đặc biệt tốt cho hệ thống tuần hoàn và tiêu hóa của cơ thể. Đặc biệt, nó còn cung cấp chất đạm dồi dào và chứa những loại dầu thực vật tự nhiên giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ thật khỏe mạnh.
Món ăn cho bé bị rối loạn tiêu hóa dưới 6 tháng tuổi
1. Sữa mẹ
Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các dinh dưỡng cung cấp chất đề kháng tốt nhất cho trẻ. Vì vậy, với những bé dưới 6 tháng tuổi, chị em nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
2. Bột dạng loãng
Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ có thể bổ sung thêm bột dạng loãng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng vào thực đơn của trẻ.
Món ăn cho trẻ rối loạn tiêu hóa từ 6 đến 12 tháng tuổi
3. Sữa mẹ
Lúc này sữa mẹ vẫn là ưu tiên hàng đầu. Chị em nên cho con bú bất cứ lúc nào kể cả ngày hay đêm.
4. Bột đặc
Mẹ có thể chuyển dần từ bột loãng sang nấu bột đặc đủ dinh dưỡng (nhiều chất xơ, ít chất béo và đường) cho con. Mẹ nấu cho trẻ ăn từ ¾ đến 1 bát bột đặc chia làm 3-5 bữa/ngày.
Bột đặc.
5. Sinh tố hoa quả
Các món sinh tố như chuối, hồng xiêm cũng thể thêm vào giữa các bữa chính của bé.
Sinh tố hoa quả.
Món ăn cho bé bị rối loạn tiêu hóa trên 1 năm tuổi
6. Sữa mẹ
Trên 1 năm tuổi, sữa mẹ vẫn được xem là nguồn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và đề kháng cho cơ thể của trẻ.
Sữa mẹ đặc biệt tốt cho bé.
7. Hoa quả
Trái cây như hồng xiêm, chuối cũng cần được thêm vào thực đơn của con để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa non nớt hoạt động khỏe mạnh.
Chuối rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Các món cháo cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Với các bé trên 1 năm tuổi, mẹ có thể bổ sung các loại cháo giàu dinh dưỡng vào bữa ăn như sau:
8. Cháo hạt sen
Mẹ lấy 15g quả hồng xiêm non giã dập rồi cho vào nồi. Sau đó đổ thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước và bỏ bã. Tiếp đó lấy 100g hạt sen, 50g củ mài sấy khô, tán thành bột rồi cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín, chị em cho 20g đường phèn vào đun cho đến khi tan hết. Mẹ chia cho bé ăn 3 lần trong ngày, vào lúc đói, khi cháo còn nóng và ăn liền trong 2 - 3 ngày.
Cháo hạt sen.
9. Cháo rau sam
Mẹ cho 90g rau sam, 20g búp ổi non, 10g quả hồng xiêm non vào nồi rồi đổ 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước và bỏ bã. Xay 30g gạo thành bột rồi cho vào nước rau trên quấy đều, đun với lửa nhỏ. Lúc cháo chín, mẹ nêm gia vị vừa đủ và cho con ăn 2 lần/ngày khi đói.
Cháo rau sam.
10. Cháo cà rốt, ô mai
Mẹ mài 50g cà rốt thành bột, ô mai mơ 5 quả bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo 50g rang vàng xay thành bột. Sau đó, mẹ cho tất cả vào nồi với 200ml nước, đun lửa nhỏ đến khi cháo chín. Chị em cho bé ăn ngày 2 lần lúc đói và ăn liền từ 2-3 ngày.
Cháo cà rốt, ô mai.
11. Cháo gừng
Nấu 50g gạo trắng thành cháo chín rồi cho 50g gừng tươi vào và ăn nóng ngay trong ngày.
Cháo gừng.
12. Cháo gạo, sơn dược
Cho 50g gạo, 10g sơn dược, 50g thịt quả vải khô và 10g hạt sen vào nồi với nước vừa đủ và nấu chín. Sau đó, mẹ cho con ăn ngay trong ngày.
Cháo gạo, sơn dược.
13. Cháo khiếm thực, phục linh
Cho 100g gạo lứt vào nấu thành cháo rồi cho 60g bột khiếm thực và 20g bột phục linh vào đun sôi. Mẹ lưu ý cho con ăn ngay trong ngày.
Cháo khiếm thực, phục linh.
14. Cháo khương tra, củ cải
Cho các nguyên liệu gồm 20g gừng tươi, 20g sơn tra và 15g củ cải vào nồi rồi đổ nước với lượng vừa đủ đun trong 40 phút. Sau đó, chúng ta bỏ bã, lấy nước nấu với 250g gạo lức (đã vo sạch) thành cháo hòa thêm khoảng 15g đường đỏ. Mẹ cho con ăn ngày 3 lần và liền trong 5 ngày.
Cháo khương, tra, củ cải.
Nhìn chung, các bệnh lý về đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ thường xảy ra khá phổ biến và cha mẹ trên hành trình nuôi con, cần phải tự mình chuẩn bị những hành trang hữu ích để chăm sóc bé mỗi ngày. Trong đó, các kiến thức về món ăn cho trẻ rối loạn tiêu hóa nên nhận được ưu tiên trên cuốn sổ tay nuôi con khôn lớn.
Nguồn: Tổng hợp