Hạnh sinh ra và lớn lên trong một gia đình bố mẹ thuần nông.Tuy nhiên bố mẹ Hạnh rất thương con nên từ nhỏ, đã cố gắng lo lót cho cô một cuộc sống tốt nhất, bằng bạn bằng bè. Hạnh vẫn nhớ, ngày xưa đi học bạn bè có gì, cô đều có được thứ đó. Cũng vì bố mẹ cô rất hiểu, tâm lý cho con.
Những tưởng Hạnh học hành giỏi giang sẽ sớm đi làm, kiếm tiền báo đáp bố mẹ. Nhưng rồi chẳng ngờ, sau một năm ra trường cô đã "theo chồng bỏ cuộc chơi". Sau đám cưới chạy làng của Hạnh, bố mẹ cô gần như già hơn chục tuổi. Cũng bởi tiền lo đám cưới cho con, phần vì hụt hẫng.
Sau Hạnh còn có một cậu em trai đang lớp 12. Em trai Hạnh cũng giống cô, học hành rất giỏi. Em có ước mơ hoài bão lớn lao. Với bố mẹ Hạnh đó là niềm vui, nhưng cũng là gánh nặng khi bố mẹ cô ngày càng già đi, mà tiền ăn học cho em trai cô ngày càng tăng theo cấp số nhân.
Nhiều lần, Hạnh giấu gia đình chồng để cho em tiền học hàng tháng. Tuy nhiên, đồng tiền đó chẳng đáng mấy khi lương cô 3 cọc 3 đồng.
Mỗi lần về thăm quê, thấy bố mẹ gầy đi, Hạnh không khỏi rơi nước mắt. Thương đấng sinh thành bao nhiêu, cô than thân trách phận bấy nhiêu, chỉ mong sao công việc thuận lợi, kiếm chác thêm được khoản nào nho nhỏ để đỡ đần bố mẹ phần nào.
Cũng vì 20 triệu mà tối đó hơn 12h chồng Hạnh mới về trong tình trạng xay xỉn. Anh nhiếc móc, ném thẳng tờ hóa đơn vào mặt cô rồi tát tới tấp (Ảnh minh họa) |
Càng đến những ngày cận Tết, thấy bố mẹ chồng nô nức mua sắm, cô không khỏi chạy lòng. Cô nghĩ, giờ này bố mẹ ở quê chắc đang vất vả bán từng mớ rau, quả dưa góp lại. Nghĩ nhiều, cô lại tủi thân. Nhiều khi cô muốn nói để chồng hiểu, nhưng cô biết rằng, chồng cô không phải thuộc tuýp người cảm thông cho người khác.
Chồng Hạnh vốn hay so đo xét nét. Anh yêu cô là thế, nhưng chưa bao giờ biếu bố mẹ vợ đồng nào. Hạnh vẫn nhớ có năm cô mừng tuổi bố mẹ mình mỗi người 500 nghìn mà chồng cô giận suốt 1 tuần chỉ vì “Em dám lấy tiền biếu riêng bố mẹ”, “Em chưa thông qua anh”, “Em lấy chồng rồi không còn phải lo cho bố mẹ, cái đó em trai em sẽ lo”,....
Chưa kể, bố mẹ chồng Hạnh nổi tiếng “chặt chẽ” ông bà sẽ không bao giờ chấp nhận chuyện Hạnh cho tiền bố mẹ đẻ. Hạnh vẫn nghe ông bà ca thán bài ca cô con dâu nhà này nhà kia giàu có. Còn con dâu nhà ông bà thì nghèo rớt mồng tơi cả lũ.
Cũng vì lẽ đó, khi cho tiền bố mẹ, chu cấp cho em trai ăn học Hạnh rất kín kẽ. Hóa đơn chuyển tiền cô cất hết ở cơ quan.
Lần này, Hạnh định biếu bố mẹ 3 triệu tiêu tết. Nhưng rồi khi nghe nói bố mẹ đang muốn sắm ti vi mới, mua thêm tủ lạnh để trữ đồ ăn, nên cô quyết định gửi về 20 triệu, số tiền này được cô rút riêng từ quỹ đen của mình. Khi chuyển số tiền đó, Hạnh mừng thầm, cả đời bố mẹ cô vất vả, nay cũng phải được “sung sướng” một chút thì có sao.
Thế nhưng Hạnh không ngờ, hôm đó, khi chuyển tiền về cô lại quên hóa đơn trong cốp xe. Tối hôm đó, chồng Hạnh hỏng xe, nên mượn xe cô đi mua quà biếu sếp. Và chồng cô đã phát hiện ra bí mật tày đình ấy.
Cũng vì 20 triệu mà tối đó hơn 12h chồng Hạnh mới về trong tình trạng xay xỉn. Anh nhiếc móc, ném thẳng tờ hóa đơn vào mặt cô rồi tát tới tấp.
“Cô cứ kêu không có tiền tiêu tết. Cô cứ kêu lương thưởng ít ỏi. Cô bắt tôi nộp lương chi tiêu, bao nhiêu cũng kêu thiếu. Thế mà cô dám lấy tiền cho bố mẹ mình. Cô đúng là loại đàn bà thối tha, ích kỷ. Trong khi cô sống cùng bố mẹ chồng, cô chỉ biếu vỏn vẹn có 4 triệu,…”.
Còn nữa, rất nhiều những lời chồng Hạnh nói khiến cô bất ngờ. Cô chẳng ngờ chồng cô lại làm to chuyện tới như thế. Anh ta nói rồi ném hết đồ đạc ra sân “Đây, cô muốn lo cho bố mẹ mình, cô cứ mặc sức về mà lo. Tôi cho cô về sống với bố mẹ cô mà đền ơn đáp nghĩa đi. Từ nay đừng xuất hiện trước mặt tôi nữa. Cái đồ vợ xấu xa”.
Hạnh không còn nói thêm được lời nào. Cô sắp quần áo rồi kéo va ly đi khi đồng hồ vừa điểm 1h đêm. Trời Hà Nội, mùa đông gió lạnh thấu xương, lùa cả vào da thịt của cô nhưng cô không thấy rét, chỉ thấy tim đau…