Thành thật mà nói, không có một mẫu sơ yếu lý lịch nào phù hợp với tất cả mọi người, mọi lĩnh vực để có thể đảm bảo sự thành công cho một cuộc phỏng vấn hoặc lời mời làm việc. Nhưng có một thông điệp chính mà mọi sơ yếu lý lịch nên có mà theo Gary Burnison đó chính là cách để ông "tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng".

Gary Burnison đã có thâm niên trong lĩnh vực tuyển dụng và phỏng vấn hơn 20 năm. Hiện tại, ông là Giám đốc điều hành của Korn Ferry, công ty tuyển dụng giám đốc điều hành lớn nhất thế giới. Gary cũng là tác giả của cuốn sách Advance: The Ultimate How-To Guide for Your Career và cuốn sách bán chạy nhất của New York Times Lose the Resume, Land the Job.

2 CV mẫu giúp "chinh phục" mọi nhà tuyển dụng: Kiểm chứng bởi người đã có thâm niên 20 năm trong nghề - Ảnh 1.

Gary Burnison

Theo Gary Burnison, bí quyết để "đốn tim" mọi nhà tuyển dụng nằm ở số năm kinh nghiệm mà bạn đã cống hiến cho một công việc nào đó. Dưới đây là các ví dụ về sơ yếu lý lịch có thể được coi là hình mẫu từ các ứng viên ở hai cấp độ phổ biến: Đã có kinh nghiệm và chưa nhiều kinh nghiệm (mới tốt nghiệp).

*Lưu ý: Đây là những ví dụ giả định; con người, kinh nghiệm và công ty không có thật. Các số và tỷ lệ phần trăm được biểu thị bằng "X" nhằm thể hiện kiểu dáng và định dạng.

1. CV mẫu ở người đã có kinh nghiệm

2 CV mẫu giúp "chinh phục" mọi nhà tuyển dụng: Kiểm chứng bởi người đã có thâm niên 20 năm trong nghề - Ảnh 2.

Nguồn: Gary Burnison / Korn Ferry

Các ứng cử viên ở cấp độ này thường có kiến thức nền tảng vững chắc trong việc quản lý nhóm hoặc chỉ đạo các bộ phận. Vì họ có từ bảy đến 15 năm kinh nghiệm, hồ sơ của họ có thể dài hơn một trang.

Lời khuyên:

Phần đầu tiên nên tóm tắt chuyên môn của bạn. Đối với một ứng viên có nhiều kinh nghiệm như Jonathan, thêm một bản tóm tắt chuyên môn ở phần đầu là một cách nhanh chóng để truyền đạt về các năng lực cốt lõi của anh ta.

Làm nổi bật các kỹ năng có liên quan. Lưu ý cách Jonathan sử dụng các từ khóa và cụm như "lập kế hoạch chiến lược", "quản lý chi phí" và "lập kế hoạch và phân tích tài chính" - như đã lưu ý trong mô tả công việc. Cho dù nó được quét bởi con người hay máy móc, đây là điều khiến một bản CV được chú ý.

Liệt kê các công việc gần đây một cách đầy đủ nhất. Kinh nghiệm chuyên môn nên chiếm phần lớn trong mỗi bản sơ yếu lý lịch và các chi tiết từ vị trí gần đây nhất (hoặc hiện tại) của bạn nên chiếm khoảng 75% phần này. Ngoài ra, trong CV không cần phải bao gồm công việc đầu tiên của bạn.

2 CV mẫu giúp "chinh phục" mọi nhà tuyển dụng: Kiểm chứng bởi người đã có thâm niên 20 năm trong nghề - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Thêm phần mô tả công ty. Theo một quy tắc chung. Nếu bạn làm việc tại một công ty không phải là công ty gia đình, việc thêm các chi tiết đáng chú ý về công ty (tức là công ty đó làm gì, số lượng nhân viên, doanh thu hàng năm) sẽ giúp người quản lý tuyển dụng tiết kiệm thời gian tìm kiếm.

Chú ý đến phần số, tỷ lệ phần trăm trong CV. Nếu kế hoạch tiếp thị của bạn góp phần tăng doanh số bán hàng lên 35%, hãy làm cho nó thật to và rõ ràng! Không cần giải thích bạn đã làm như thế nào; người quản lý tuyển dụng sẽ hỏi thêm chi tiết trong cuộc phỏng vấn.

Nhấn mạnh những thành tựu đã đạt được. Bằng cách giữ mọi thứ ngắn gọn, bạn có thể dành nhiều không gian hơn cho những thành tựu đáng tự hàovà phù hợp nhất với công việc của mình. Đây là một cách tốt để giới thiệu những gì bạn có thể đóng góp cho công việc tiếp theo.

2. CV mẫu ở người mới tốt nghiệp

2 CV mẫu giúp "chinh phục" mọi nhà tuyển dụng: Kiểm chứng bởi người đã có thâm niên 20 năm trong nghề - Ảnh 4.

Nguồn: Gary Burnison / Korn Ferry

Lời khuyên:

Đặt trình độ học vấn của bạn lên phần đầu tiên. Sơ yếu lý lịch của những sinh viên mới tốt nghiệp đại học hoặc những người mới tham gia thị trường lao động phải bắt đầu bằng trường cao đẳng hoặc đại học mà họ đã theo học, bằng cấp đạt được, điểm trung bình và bất kỳ danh hiệu học tập nào.

Nêu thông tin về thời gian thực tập của bạn một cách ngắn gọn. Thành thật mà nói: Bạn là một người thực tập và dĩ nhiên bạn sẽ không có nhiều trách nhiệm liên quan đến công việc như một người đã có nhiều năm kinh nghiệm. Tập trung vào tất cả những điều nhỏ nhặt mà bạn đã làm sẽ chỉ khiến người quản lý tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang phóng đại hoặc không trung thực. Tập trung vào những kỹ năng, kinh nghiệm quan trọng và liên quan đến với nghề nghiệp mà bạn đang ứng tuyển.

Kể một câu chuyện trong CV bằng những hoạt động ngoại khóa. Hãy suy nghĩ về những hoạt động ngoại khóa bạn đã từng tham gia. Đó có thể là một điều gì đó lớn lao như trở thành chủ tịch một câu lạc bộ hoặc một điều gì đó nhỏ nhặt như một công việc tình nguyện vào cuối tuần - miễn là nó đủ thú vị để kể một câu chuyện về sở thích, thành tích và con người của bạn.

2 CV mẫu giúp "chinh phục" mọi nhà tuyển dụng: Kiểm chứng bởi người đã có thâm niên 20 năm trong nghề - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Giữ CV chỉ trong một trang. Các nhà tuyển dụng thâm niên luôn có những thủ thuật để biết được rằng bạn có thành thật hay không, vì vậy đừng "thổi phồng" bản thân quá mức. Nếu không, bạn sẽ mất uy tín với HR.

Làm cho sơ yếu lý lịch của bạn dễ chịu khi nhìn vào. Các nhà quản lý tuyển dụng không mong đợi hồ sơ của một người mới tốt nghiệp đại học đầy ắp với vô vàn những kinh nghiệm "thực chiến". Do đó, việc giữ CV của bạn sạch sẽ, rõ ràng và trang nhã; sử dụng gạch đầu dòng và động từ để miêu tả hành động của bạn.

*Theo make it