- 1. Trà gừng 1 quả chanh, 2 nhánh sả, 1 củ gừng, 100gr đường phèn và 1-2 thìa cà phê muối hạt
- 2. Trà xanh ấm 15-20 lá trà xanh, chút đường kính hoặc mật ong
Về quê ăn Tết thì chắc chắn là rất vui. Nhưng với nhiều người, đường về nhà hẳn là một nỗi ám ảnh vì... bị say xe. Chính vì thế trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 2 loại đồ uống chống say xe vừa rẻ vừa dễ làm.
Trước khi lên xe khoảng 30-45 phút, uống 1 cốc 300ml thì đảm bảo đỡ nôn nao thấy rõ.
Cách làm 2 loại đồ uống chống say xe
Trà gừng
- Sơ chế gừng, sả: Bạn bỏ phần lá xanh trên thân sả, rửa sạch, đập dập rồi cắt khúc khoảng 7-10cm. Nạo vỏ gừng, rửa sạch và cắt lát mỏng.
- Nấu trà gừng: Bạn cho vào nồi khoảng 400ml nước và 100gr đường phèn (có thể giảm lượng đường tùy kheo khẩu vị). Nấu sôi trong khoảng 3 phút để đường tan hết. Tiếp theo, bạn cho phần sả vào nồi đun sôi thêm 5 phút rồi cho gừng cùng 1-2 thìa cà phê muối vào nồi đun sôi thêm 1 phút thì tắt bếp.
Để nước sả, gừng nguội khoảng 30 phút bạn nhấc nồi xuống. Vớt sả gừng ra ngoài và lọc nước sả gừng qua rây cho hết cặn. Cuối cùng, vắt thêm nước cốt chanh vào, khuấy đều là xong!
Trà xanh ấm
- Sơ chế lá trà xanh: Bạn rửa thật kỹ từng lá trà xanh với nước để loại bỏ hết bụi bẩn. Sau đó, để lá trà ráo nước rồi cắt nhỏ.
- Hãm trà xanh: Cho trà xanh đã sơ chế vào bình, rót vào khoảng 500ml nước sôi 100 độ C. Lắc đều bình và để khoảng 2 phút rồi bạn đổ phần nước đầu này đi. Cuối cùng, thêm khoảng 500-600ml nước, ủ trà khoảng 10 phút là có thể uống được rồi. Bạn có thể thêm đường kính hoặc mật ong và cả nước cốt chanh nếu thích nhé!
Trên đây là 2 loại trà giúp chị em tỉnh táo, hạn chế cảm giác buồn nôn và chóng mặt trong quá trình đi tàu, xe về quê ăn Tết. Bạn nên uống 1 trong 2 loại nước này trước 30-45 phút lên tàu/xe. Ngoài ra, chị em cũng có thể dùng thêm miếng dán chống say xe cho "chắc ăn".
Lưu ý: Bạn không nên uống các loại trà nói chung và 2 loại trà này khi bụng đói.
Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện khi hệ thần kinh trung ương nhận được các tín hiệu mâu thuẫn nhau từ các hệ thống cảm giác (bao gồm tai trong, mắt, các thụ thể áp lực da và các cơ quan cảm thụ khớp). Ví dụ: Nếu ngồi trên thuyền hoặc trong xe ô tô (mắt không nhìn ra ngoài cửa sổ), tai trong sẽ gửi tín hiệu rằng cơ thể đang cử động (lên, xuống, trái, phải), nhưng mắt lại chỉ thấy khung cảnh tĩnh bên trong phương tiện. Do đó, tình trạng say tàu xe xuất hiện do xung đột giữa các tín hiệu truyền đến hệ thần kinh gây ra.
Biểu hiện rõ nhất của việc bị say tàu xe chính là cảm giác buồn nôn. Có người sẽ nôn thốc nôn tháo từ lúc xe chuyển bánh đến khi xuống xe, cũng có người chỉ cảm thấy khó chịu trong người.
Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng hành trình về quê ăn Tết của bạn sẽ không bị "chị Huệ" ghé thăm.