Hàng loạt người tử vong, mù lòa vì ngộ độc methanol, rượu ngâm rễ cây lạ
Chỉ trong một tháng, Hà Nội ghi nhận 3 trường hợp ngộ độc methanol khi uống rượu. Trong số này, 2 người được xác định tử vong trong khi người còn lại bị mù mắt.
Chiều 17/7, bệnh nhân Nguyễn Văn V. (48 tuổi ngụ Bắc Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội) được gia đình xin về trong tình trạng hôn mê sâu, các bác sĩ tiên lượng tử vong.
Trước đó, vào 21h ngày 14/7, bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện E trong tình trạng đau đầu nhiều, mờ mắt. Theo người nhà bệnh nhân V., trước khi vào bệnh viện một ngày, anh bị mệt mỏi, đau đầu nhiều, giảm thị lực. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán trong máu ông V. bị ngộ độc rượu chứa methanol, nguy cơ tử vong.
Theo bác sĩ Vũ Đức Định, Trưởng khoa hồi sức tích cực, bệnh Viện E, trong một tháng qua, khoa đã tiếp nhận và điều trị 3 trường hợp ngộ độc cấp methanol với mức độ rất nặng. Trong đó một ca đã tử vong, một ca tiên lượng tử vong. Một bệnh nhân khác không ảnh hưởng tính mạng nhưng bị mù.
Rượu ngâm rễ cây có thể gây ngộ độc. (Ảnh minh họa)
Tại Thái Nguyên, khoảng 23 giờ 30 phút ngày 18/7, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tiếp nhận 5 bệnh nhân nam ngộ độc do uống rượu ngâm rễ cây lạ. Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng kích thích, vật vã, đau bụng, nôn nhiều, đi ngoài liên tục.
Theo thông tin từ người nhà, khoảng 20 giờ cùng ngày, cả 5 người cùng ăn tiết canh vịt và uống một loại rượu ngâm rễ cây, người dân địa phương gọi là cây sâm. Ngay sau khi nhập viện, các bệnh nhân đã được các bác sĩ khám và cấp cứu, truyền dịch, dùng thuốc và rửa dạ dày...
Phía sau những ly bia hơi là sự thật kinh hoàng!
Hiện trạng bán bia hơi vỉa vè "siêu bẩn" có khiến dân nhậu "chùn chân" nếu biết sự thật về những cốc bia hơi này?
Theo thông tin đăng tải trên tờ Dân trí, các quán bia vỉa hè luôn trong tình trạng đổ thừa vào ca bán lại cho khách. Tại các quán bia, bom bia để ngay dưới lòng đường, sát miệng cống và che mắt người uống bởi chiếc xe máy chặn ngang.
Đôi khi chủ cửa hàng còn sử dụng bia thừa lại trong cốc để... dồn lại thành một ly mới. Và tất nhiên, những người tới sau sẽ được "hưởng" ly bia "hảo hạng" này. Qua vài thủ thuật, nhất là ướp lạnh lại, người uống cứ "chắc mẩm" là bia mới bơm từ bom ra.
(Ảnh minh họa)
Đặc biệt, lúc đông khách chủ cửa hàng còn không cả tráng cốc mà sẽ rót bia luôn khi có khách gọi. Khi có người thắc mắc tại sao không rửa thì chủ cửa hàng này cho biết chỉ tráng cốc của khách uống, còn những người gọi ly bia lần 2 thì việc tráng trở thành việc không cần thiết.
Nhưng nếu ai để ý nhìn vào chậu nước tráng cốc đục ngầu thì chẳng ai còn hứng uống bia khi ly cốc được "tráng" bởi chậu nước bẩn ấy. Nhiều khách sau khi đi vệ sinh cũng "tiện thể" rửa luôn tay vào chậu tráng cốc.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện sinh học và công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa, Hà Nội cho biết, uống phải bia thừa, bia cặn thì mắc bệnh là chuyện đương nhiên, nếu uống nhiều còn có thể xảy ra ngộ độc ngay tại chỗ. Vì, thông thường bất cứ loại bia nào, trong nguyên liệu ủ bia đều có một lượng chì nhất định.
Sau khi uống vào nhiều, hàm lượng chì trong máu tăng cao, làm cho khả năng và trí nhớ giảm, phản ứng chậm chạp. Người bị nặng sẽ tổn hại cho hệ thống sinh sản, người già dễ mắc chứng ngớ ngẩn. Đó là chưa kể uống bia thừa còn bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn gây tiêu chảy, tả huyết …
Nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm trong mùa bão, lũ
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa bão lũ, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế khuyến cáo cần thiết đẩy mạnh triển khai một số hoạt động sau:
1. Trước khi có bão, lũ
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn người tiêu dùng (đặc biệt là các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão, lũ cao) trong việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn, có kế hoạch chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, các hoá chất sát khuẩn của ngành y tế.
- Đề nghị các cơ quan thuộc ngành y tế chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hoá chất, phương tiện, nhân lực… sẵn sàng phối hợp hoặc chủ động xử lý, khắc phục khi có ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh dịch liên quan đến thực phẩm xảy ra, không để lan rộng trong cộng đồng.
2. Trong khi bão, lũ xảy ra
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
- Thực hiện ăn chín, uống chín.
- Đối với những vùng không đủ nước sạch có thể sử dụng các loại hoá chất sát khuẩn theo hướng dẫn của ngành y tế.
- Các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lợi dụng tình trạng khan hiếm thực phẩm để đưa ra thị trường các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn, vệ sinh.
3. Sau khi bão, lũ rút
- Chủ động hướng dẫn nhân dân vệ sinh môi trường, tu sửa, tổng vệ sinh nguồn nước dùng cho ăn uống và các công trình công cộng.
- Tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh để đảm bảo không xảy ra tình trạng thực phẩm không bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường.
- Chủ động xử lý, khắc phục sự cố khi có ngộ độc thực phẩm, không để lan rộng trong cộng đồng.
Workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" là một hoạt động đặc biệt của chiến dịch We Are Family được tổ chức hoàn toàn miễn phí dành cho 100 người phụ nữ được sống với những sở thích, đam mê của bản thân tại Hà Nội (29/07) và Hồ Chí Minh (05/08).
Tại đây, bạn không chỉ có cơ hội được trao đổi, chia sẻ với rất nhiều người phụ nữ đồng điệu mà còn được sở hữu những tấm hình cực kì xinh đẹp bên niềm đam mê của bản thân. Cùng với đó là những trải nghiệm thỏa thích khi được làm những điều mình yêu, học hỏi và gặp gỡ nhiều phụ nữ cùng chung đam mê ở các lĩnh vực: ẩm thực, handmade, homemade, mỹ phẩm organic… với sự hướng dẫn của các chuyên gia nổi tiếng.
Hãy chia sẻ ngay đam mê của bạn tại http://waf.afamily.vn để có cơ hội tham dự workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" và mang về nhiều phần quà giá trị ngay bây giờ nhé!