Ngày nay, có một phương pháp làm đẹp tiết kiệm, hiệu quả nhanh được chị em rất ưa chuộng mang tên filler. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về hay những ngày đầu tiên của năm mới, phụ nữ lại mách nhau đi thực hiện nâng mũi, mờ nếp nhăn, làm má baby bằng filler như một liều thuốc để trẻ hóa làn da, nâng cấp ngoại hình lý tưởng... khiến cho dịch vụ tiêm filler ngày càng trở nên phổ biến, khó kiểm soát. Tiêm filler tưởng chừng đơn giản nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nguy hiểm nếu chị em không có lựa chọn sáng suốt. 

avatar1602750341983-1602750342637802954657.jpeg

2 sai lầm nghiêm trọng khi tiêm filler khiến phụ nữ "tiền mất tật mang"

Bác sĩ Nguyễn Vũ Vương (Bác sĩ thẩm mỹ nội khoa tại Hà Nội) cho biết: "Sai lầm phổ biến ở khách hàng tiêm filler là tin vào lời quảng cáo, ham giá rẻ mà thường lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ không có giấy phép, người thực hiện không phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, không được đào tạo về tạo hình - thẩm mỹ hoặc da liễu, không được đào tạo một cách bài bản về filler, không được học về các biến chứng của tiêm filler cũng như cách để phòng tránh các biến chứng này..."

12-1643728618815872139159.png

Filler là chất làm đầy nói chung, là một trong những phương pháp thẩm mỹ phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên bản chất filler là dịch vụ can thiệp nên bác sĩ thực hiện cần phải hiểu rõ giải phẫu và kiến thức y khoa. 

Biến chứng do kĩ thuật tiêm nặng nề nhất có thể gặp phải là tiêm vào mạch máu. Tổ chức filler có thể theo mạch máu gây tắc mạch, tắc mạch não gây nhồi máu não, tắc mạch võng mạc gây mù, tắc mạch máu ở da gây hoại tử da… 

Bên cạnh đó, kĩ thuật tiêm không đảm bảo vô khuẩn sẽ dẫn đến nhiễm trùng tại chỗ ở vùng tiêm. Những nhiễm trùng này thường lan tỏa theo các đường chọc kim trong quá trình tiêm.

Thêm một sai lầm nữa được BS Nguyễn Vũ Vương khuyến cáo đó là lựa chọn loại chất làm đầy có chứa thành phần không an toàn: "Hiện nay, chỉ có filler chứa thành phần Hyaluronic acid được chấp thuận và phổ biến sử dụng vì sản phẩm chứa thành phần này dễ dàng bị loại bỏ bởi hoạt chất Hyaluronidase, cho nên việc tiêm filler khá linh hoạt trong việc loại bỏ hoặc điều chỉnh sau trị liệu nếu không ưng ý. Trong khi đó trên thị trường có rất nhiều chất làm đầy chứa thành phần không an toàn, bác sĩ là người phân biệt và đưa ra sự lựa chọn an toàn nhất".

Theo bác sĩ, nếu khách hàng tiêm các chất không được cấp phép, không rõ nguồn gốc, không được xử lý tốt có thể ngấm vào mô, gây viêm tấy, kích ứng, nhiễm khuẩn, tạo viêm, xơ, loét...

Nên tiêm filler như thế nào là an toàn nhất?

- FDA khuyến cáo liều lượng filler trên khuôn mặt trong 1 năm nên sử dụng tối đa 18-20cc. Cho nên khách hàng cũng nên kể đầy đủ lịch trình thẩm mỹ trước đó cho bác sĩ để được kết quả tốt nhất.

67880832_10211279489661729_2209642776939724800_n.jpeg

- Da mặt chúng ta cũng có độ đàn hồi co giãn khác nhau giữa các vùng cho nên cần hiểu biết để tiêm không quá vào mỗi vùng khiến da vùng đó giãn quá mức gây căng ảnh hưởng chất lượng da, trùng nhão về sau.

- Vùng điều trị đang có viêm nhiễm, mưng mủ, mụn viêm nặng... thì không được tiêm filler.

- Người tiểu đường nặng, lupus ban đỏ... cũng không phù hợp để thực hiện tiêm filler.

https://afamily.vn/2-sai-lam-nghiem-trong-khi-tiem-filler-ma-bac-si-canh-bao-chu-quan-co-the-khien-chi-em-phai-nhan-ket-dang-20220216162529773.chn