Mới đây, trên trang cá nhân của Hiếu Chí Trần – người được giới trẻ biết tới là người truyền cảm hứng cho du ca đường phố và là một hot facebooker với gần 400.000 lượt theo dõi có chia sẻ 2 câu chuyện thường ngày vẫn xảy ra ở đâu đó quanh ta về lòng bao dung và rộng lượng, khiến mọi người phải suy ngẫm.
Nội
dung câu chuyện được trích dẫn:
"Chuyện
1: Ở hành lang bệnh viện, anh ấy nói chuyện điện thoại oang oang, như chỗ không
người.
Gần
như tất cả đều quay lại nhìn với ánh mắt khó chịu. Nhưng giọng anh càng ngày
càng lớn, ai cũng có thể nghe anh dặn bố ở nhà có vấn đề gì nhớ gọi chú Thắng
hàng xóm, không được ra suối giặt đồ nữa, máy giặt anh mua và hướng dẫn sử dụng
rồi, gói cao ngựa bạch anh gửi phải uống thế nọ thế kia...
Một
số người muốn đứng lên bảo anh nói nhỏ lại. Vài người buông câu chửi "làm
như mình nó có điện thoại".
Tắt
máy, anh quay sang nói với bạn "ông cụ mình bị nặng tai, nhà có mỗi hai bố
con, mình đi làm xa, muốn gọi điện về phải đợi hôm nào chú ở trên xã xuống nháy
máy rồi gọi lại để nói chuyện với bố" .
Mọi
người lặng đi, quên đi nỗi khó chịu đã từng...
Chuyện
2:
Ngã
tư đèn đỏ, tất cả đều dừng đợi, đường đông. Cậu trai len lỏi, bấm còi, muốn vượt
lên thật nhanh, khuôn mặt căng thẳng. Làm mấy người xung quanh bực bội lại càng
bực bội thêm dưới trời nắng nóng.
Cảnh tượng lại tiếp diễn khi đến đèn đỏ thứ 2. Đâu đó đã vang lên vài câu chửi, có người định ra "đập chết mẹ nó đi, làm như bố người ta vậy" . Bỗng đằng sau có giọng con gái gọi với theo "anh ơi, đừng đi nhanh nữa nguy hiểm, chị vừa gọi điện bảo bố không đợi anh kịp, đã nhắm mắt rồi...".
Ngay sau khi được đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, câu chuyện này đã thu hút được hơn 13.000 lượt like, gần 2.000 lượt chia sẻ, cùng với đó là hàng ngàn bình luận với những ý kiến trái chiều nhau. Một phe thì bày tỏ sự cảm thông, một bên lại là sự trách móc, cho rằng để cảm thông trong tình huống này là không thể nào, vì người ta không tôn trọng mình thì sao mình lại phải tôn trọng người ta?
Chia sẻ về câu chuyện này, Hiếu Chí Trần trải lòng: “Nếu trong cuộc sống này, điều gì thực sự không
quá ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân, thì hãy rộng lượng bỏ qua. Đừng để bản
thân trở thành kẻ cáu bẳn, thù ghét vì những thứ vụn vặt". Vì Hiếu Chí Trần cho rằng, những thứ chỉ xảy ra
trong một thời điểm ngắn, rồi sẽ qua ngay lập tức, cuộc sống của mình vẫn không
hề bị động chạm gì cả.
Hiếu Chí Trần tự nhìn nhận, ai cũng từng mắc sai sót, ai cũng từng vi phạm... và chúng ta không bênh vực những sai lầm đó! Nhưng chỉ mong là hãy đơn giản đi một chút, bao dung hơn một chút để cả tôi, cả bạn, cả mọi người đều thấy nhẹ nhàng... "Đúng là thiếu nghiêm chỉnh về luật pháp là thứ cần chỉnh sửa, nhưng những thứ đó còn sửa được, chứ thiếu tình yêu thương và vị tha cho cuộc đời, đó mới thực sự là đáng sợ!”.
Cư dân mạng tranh cãi xung quanh câu chuyện.
Tuy
nhiên, đối lập với suy nghĩ trên, facebooker Hạnh Phạm nêu quan điểm: “Thiết
nghĩ anh có ông bố nặng tai có thể ra chỗ khác, ít ảnh hưởng nhất đến mọi người
để nói chuyện điện thoại với bố . Còn anh chàng vượt đèn đỏ có thể nói to rõ
nguyên nhân mình bắt buộc phải làm việc đó để mọi người hiểu. Ví dụ như
"cho em đi nhờ các bác ơi... làm ơn các bác ơi...". Tại sao lại đòi hỏi
mọi người cảm thông khi mình không chia sẻ. Tôn trọng mọi người trước rồi hãy
đòi hỏi mọi người cảm thông với mình”.
Cùng
suy nghĩ, Trần Ngọc Sơn nói: “Câu chuyện ghi rõ là bấm còi inh ỏi để xin vượt
lên nhé. Mình nghĩ đã có thời gian bấm còi inh ỏi thì dư thời gian để mà xin đường.
Chẳng ai bắt xin tất cả người đi đường, xin cái người đứng trước né qua một bên để
vượt lên là được. Mà nghĩ mắc cười, đang đèn đỏ, xin vượt thế nào? Vượt
đèn đỏ à, rồi công an bắt vào, rồi tốn thêm cả đống thời gian để mà giải thích ấy
chứ”.
“Đúng
rồi, một hành động nhỏ sẽ làm cả 2 bên đều thoải mái. Thời gian bóp còi inh ỏi
nhưng không ai quan tâm (đang đèn đỏ) thì nói một câu "bác cho em đi qua bố
em sắp lâm chung", người ta nhường đường cho ngay, chả ai hẹp hòi. Không
nói ra làm sao người ta biết mà thông với chả cảm”, Quỳnh Hoa cho rằng nhân vật
trong câu chuyện chưa biết cách xử lý vấn đề cho hợp lý.
Bênh vực suy nghĩ của Hiếu Chí Trần, facebook có tên Sông Đà nói: "Trong những hoàn cảnh như thế mới cần đến sự cảm thông, lại còn đòi hỏi sự chỉn chu thì đã chẳng chia sẻ tiếng lòng, nguyên tắc là phá vỡ nguyên tắc để bao dung hơn".
Đồng tình với Sông Đà, facebooker Chu Thị Hạnh cũng cho rằng, ở trong hoàn cảnh của người ta mới biết lúc xảy ra tâm trạng rối bời như thế nào.Vì thế chị nghĩ cần sự thông cảm nhiều hơn là sự phán xét, cả nghĩ: "Người ngoài cuộc thì luôn tỉnh táo hơn và biết làm thế nào. Nhưng lúc ở trong hoàn cảnh của người ta, có thể bạn cũng chả xử sự lịch sự hơn được đâu".
Có lẽ câu chuyện mà Hiếu Chí Trần chia sẻ với mọi người ở đây không phải với mục đích để đem ra bàn cãi cách xử sự của người trong cuộc như thế đã đúng, đã hợp tình, hợp lý hay chưa. Mà điều quan trọng hơn là con người hãy biết cảm thông, bao dung và rộng lượng giữa người với người trong cuộc sống xô bồ và đầy tham, sân, si… này.