Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường thường phải hạn chế tối đa chất đường bột để tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Chính vì vậy, câu hỏi người tiểu đường nên ăn gì luôn là vấn đề khó giải đáp.

Nếu bạn có thói quen ăn uống không điều độ, chức năng của đảo tụy (tế bào tiết insulin) sẽ bị ảnh hưởng và khiến cơ thể không tiết đủ insulin kiểm soát đường huyết. Vào lúc này, cần nhớ ngay "2 vàng ăn ít, 2 đỏ ăn nhiều" để đường huyết nhanh chóng ổn định, ngăn ngừa tiểu đường:

"2 vàng ăn ít, 2 đỏ ăn nhiều" giúp ổn định đường huyết và kích thích tiết insulin tự nhiên, người tiểu đường làm theo sẽ dễ kiểm soát bệnh - Ảnh 1.

Người tiểu đường nên lưu ý khẩu phần ăn hàng ngày để kiểm soát bệnh.

"2 vàng ăn ít, 2 đỏ ăn nhiều" giúp kiểm soát đường huyết

"2 vàng ăn ít" bao gồm:

- Ăn ít khoai tây

Khoai tây thường là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt món khoai tây chiên luôn khiến trẻ em "phát cuồng". Tuy nhiên, khoai tây chứa khá nhiều carb, khi đi vào cơ thể sẽ bị phá vỡ thành các loại đường đơn rồi di chuyển vào máu. Lúc này, lượng đường trong máu sẽ tăng lên rất nhanh và làm trầm trọng bệnh tiểu đường.

Để kiểm soát đường huyết, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 3-5 củ khoai tây nhỏ hoặc 2-3 củ khoai tây lớn mỗi ngày. Nếu trong ngày đã ăn thêm các món giàu carb khác thì tuyệt đối không được ăn khoai tây. Thậm chí ăn nhiều khoai tây chiên còn làm tăng 19% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người khỏe mạnh.

"2 vàng ăn ít, 2 đỏ ăn nhiều" giúp ổn định đường huyết và kích thích tiết insulin tự nhiên, người tiểu đường làm theo sẽ dễ kiểm soát bệnh - Ảnh 2.

Ăn khoai tây quá nhiều sẽ làm tăng nặng bệnh tiểu đường, cần hạn chế.

- Ăn ít quả đào vàng

Quả đào vàng ngoài màu sắc khác biệt ra thì hình dạng và kích thước của chúng cũng giống như các loại đào thông thường khác, vỏ cũng có một lớp lông tơ ngắn. Tuy nhiên giá của chúng cao hơn gấp đôi so với quả đào thường, nguyên do vì chúng sở hữu nhiều dinh dưỡng và giúp trẻ lâu nhờ dồi dào chất chống oxy hóa.

Dù tốt như vậy nhưng bệnh nhân tiểu đường lại phải kiêng loại quả này tuyệt đối. Theo đó, đào vàng chứa rất nhiều đường fructose và glucose, chỉ cần ăn vài miếng cũng khiến cơ thể hấp thu toàn bộ và làm đường huyết tăng nhanh. Nếu muốn ăn trái cây, chỉ nên chọn những loại ít đường như cam, táo, mận, ổi…

"2 vàng ăn ít, 2 đỏ ăn nhiều" giúp ổn định đường huyết và kích thích tiết insulin tự nhiên, người tiểu đường làm theo sẽ dễ kiểm soát bệnh - Ảnh 3.

Quả đào vàng chứa lượng đường rất lớn, dễ thẩm thấu vào máu và tăng đường huyết.

"2 đỏ ăn nhiều" bao gồm:

- Ăn nhiều cà chua

Cà chua được xếp vào loại rau củ không chứa tinh bột, rất phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường vì không làm tăng đường huyết. Một vài nghiên cứu còn chứng minh rằng, chất chống oxy hóa trong cà chua còn giúp bảo vệ thành mạch và thận – những cơ quan hay bị tổn thương nhất do bệnh tiểu đường.

Bạn nên ăn cà chua chín hơn là ăn cà chua sống, nếu ăn sống thì nên mua những quả có màu sắc tự nhiên, không bị úng hay dập nát. Trước khi sử dụng cần rửa sạch cà chua với nước muối để loại trừ đi các hóa chất và thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, cơ thể chúng ta không tiêu hóa được hạt cà chua nên khi ăn hãy vứt đi.

"2 vàng ăn ít, 2 đỏ ăn nhiều" giúp ổn định đường huyết và kích thích tiết insulin tự nhiên, người tiểu đường làm theo sẽ dễ kiểm soát bệnh - Ảnh 4.

Ăn cà chua vừa ngừa tiểu đường, vừa giúp đẹp da nên phụ nữ đừng bỏ qua.

- Ăn nhiều quả anh đào (cherry)

Anh đào cực kỳ có lợi cho bệnh tiểu đường vì có chỉ số đường huyết thấp, khoảng 22 mà thôi. Nó còn giàu vitamin C, A, B9, chất chống oxy hóa, sắt, kali, magie cùng chất xơ. Hơn thế nữa, loại quả này cũng chứa nhiều anthocyanin - loại chất kháng oxy hóa giúp giảm lượng đường trong máu và tăng sản xuất insulin lên đến 50%.

Vậy nên, hãy ăn 1 cốc quả anh đào tươi mỗi ngày để việc kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả hơn. Nên ăn vào buổi sáng để bổ sung năng lượng cho cả ngày dài, tránh ăn buổi tối muộn vì sẽ kích thích não bộ hoạt động, gây mất ngủ. Mỗi ngày ăn khoảng 10 quả là tốt nhất, hạn chế ăn khi bụng đói.

"2 vàng ăn ít, 2 đỏ ăn nhiều" giúp ổn định đường huyết và kích thích tiết insulin tự nhiên, người tiểu đường làm theo sẽ dễ kiểm soát bệnh - Ảnh 5.

Quả anh đào giúp cơ thể sản xuất insulin lên 50%, hãy tận dụng.

Hãy để ý các dấu hiệu kháng insulin của cơ thể để ngừa bệnh tiểu đường

- Luôn cảm thấy đói: Người bị kháng insulin luôn thấy đói do cơ thể không đủ năng lượng. Có một số người còn bị run rẩy, chóng mặt và ngất xỉu do hạ đường huyết quá nhanh.

- Khó giảm cân: Nếu vẫn chăm chỉ tập thể dục hàng ngày nhưng vẫn không thể giảm cân, rất có thể nguyên nhân là do tình trạng kháng insulin. Cụ thể, người bị kháng insulin sẽ có xu hướng tích trữ chất béo thay vì đốt cháy chúng.

- Da sẫm màu ở vùng có nếp gấp: Người kháng insulin thường có các vết sạm sẫm màu, mượt như nhung ở vùng da dưới cánh tay, quanh cổ… Nguyên do vì lượng insulin tăng cao, kích thích các tế bào da sản sinh ra keratin khiến cho da sẫm màu hơn.

"2 vàng ăn ít, 2 đỏ ăn nhiều" giúp ổn định đường huyết và kích thích tiết insulin tự nhiên, người tiểu đường làm theo sẽ dễ kiểm soát bệnh - Ảnh 6.

- Nhiều mụn thịt trên da: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, thường xuyên xuất hiện mụn thịt trên da là do cơ thể đang bị kháng insulin.

- Vòng éo quá to: Nếu trên 40 tuổi thì bạn cần phải đo vòng 2 của mình, hơn 100cm ở nam và 90cm ở nữ sẽ làm tăng nguy cơ bị kháng insulin cũng như dễ mắc tiểu đường hơn.

Theo Bestchinanews, Webmd

https://afamily.vn/2-vang-an-it-2-do-an-nhieu-giup-on-dinh-duong-huyet-va-kich-thich-tiet-insulin-tu-nhien-nguoi-tieu-duong-lam-theo-se-de-kiem-soat-benh-20220222142635358.chn