Cách chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà nhanh khỏi
Bệnh quai bị lây qua đường nào?
Quai bị - một căn bệnh nhiễm trùng các tuyến nước bọt do lây nhiễm virus ARN (thuộc họ Paramyxoviridae) thường xảy ra vào mùa đông và xuân khi tiết trời chuyển lạnh, ẩm ướt, mưa nhiều. Trẻ 3-5 tuổi là đối tượng dễ lây bệnh quai bị nhất khi bắt đầu tiếp xúc với môi trường nhà trẻ, tiểu học. Trong thời gian nhạy cảm này, mẹ nên trau dồi kiến thức để chăm sóc trẻ mắc quai bị tại nhà hiệu quả.
Biểu hiện triệu chứng quai bị ở trẻ
Những dấu hiệu biểu hiện của bệnh quai bị
Sau thời kỳ ủ bệnh từ 6-9 ngày, trẻ nhiễm virus quai bị ARN sẽ có những dấu hiệu sau:
- Trước khi sưng 1-2 ngày, trẻ ăn không ngon, khó nhai nuốt, đau vùng mang tai hoặc sưng to chỉ sau một đêm.
- Sốt nhẹ, đau đầu tự khỏi sau 5-7 ngày nếu không biến chứng.
- Sau 14 ngày, tuyến nước bọt bị sưng phồng, sốt đôi khi rét, đau góc hàm và họng.
- Sợ tiếp xúc với ánh sáng mạnh. Khó thởi, khó ăn uống, giao tiếp.
- Sau tầm 5 đến 10 ngày, hiện tượng sưng phồng sẽ giảm dần và ít khi bị tái phát.
Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ mắc quai bị
3 con đường lây truyền bệnh quai bị ở trẻ nhỏ
Viêm não và viêm màng não: sau khi bị viêm tuyến mang tai trong khoảng ngày thứ 3 đến thứ 10, trẻ có khả năng gặp biến chứng viêm não hoặc viêm màng não. Lúc này, trẻ có các biểu hiện tiêu biểu như sốt cao, nhức đầu, nôn và co giật.
Quai bị biến chứng viêm tinh hoàn thường thấy ở bé nam với các triệu chứng như sốt cao bất thường 40-41 độ, cơ thể lạnh run kèm nhức đầu, mê sảng, nôn, đau bụng và tinh hoàn sưng to. Biến chứng này thường xảy ra sau 7 đến 10 ngày sau khi sưng mang tai.
Viêm buồng trứng ở nữ nếu có biểu hiện đau tức bụng khi sờ nắn.
Viêm tụy tạng cấp: Biến chứng quai bị này ít gặp, thường đi kèm với biểu hiện như viêm tuyến mang tai, sốt cao, đau bụng, nôn mửa hay thậm chí trụy mạch. Biến chứng xảy ra vào ngày thứ 3 đến thứ 7 sau khi bị viêm tuyến mang tai. Sau khoảng hai tuần được chăm sóc, uống thuốc hạ sốt, giảm đau là trẻ có thể hồi phục sức khỏe.
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị quai bị hiệu quả tại nhà
Bieeu
Trẻ bị quai bị nên kiêng gì để mau hồi phục
1. Kiêng các đồ ăn cay, chua bởi chúng sẽ kích thích tuyến nước bọt phân tiết và vùng lây nhiễm virus quai bị do đó sẽ sưng to hơn dẫn đến dễ bị biến chứng sau này.
2. Không tự ý dùng thuốc bôi, thuốc đắp, thuốc uống khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Loại những món ăn nếp và thực phẩm khó tiêu hóa ra khỏi thực đơn của bé.
4. Tránh tắm bằng nước lạnh hoặc ngâm mình trong bồn quá lâu.
5. Tránh bụi bẩn, không khí lạnh để không bị bội nhiễm vi khuẩn.
6. Tránh vận động mạnh.
Trẻ bị quai bị nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh
Thực đơn dinh dưỡng giúp trẻ mắc quai bị tăng cường sức đề kháng
7. Thức ăn lỏng như bột ngó sen, cháo gạo tẻ hay canh trứng chia thành nhiều bữa và điều chỉnh liều lượng phù hợp. Khi bệnh chuyển biến khỏi dần, mẹ từ từ chuyển qua những món mềm, không ăn đồ cứng ngay bởi thể trạng vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.
8. Các loại đỗ không chỉ có thành phần dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng như thuốc giúp trẻ mắc quai bị mau hồi phục. Khẩu phần ăn gồm đỗ xanh, đỗ tương chia lượng bằng nhau và đem đun nhừ và bỏ thêm đường đỏ. Ngoài ra, mẹ ninh đỗ xanh cả vỏ cho nhừ kèm thêm rau cải cho bé ăn đều đặn trong 3 đến 5 ngày để giúp bệnh tình thuyên giảm.
9. Rau và hoa quả đóng vai trò quan trọng giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ mắc chàm bàm.
10. Bổ sung nước lọc ấm, nước hoa quả, sữa hạt để cơ thể tránh mất nước.
Cách chăm sóc vệ sinh răng miệng và thân thể cho trẻ mắc quai bị tại nhà
Cách chăm sóc trẻ mắc quai bị tại nhà
11. Tăm gội và vệ sinh răng miệng: khi mắc bệnh này bé vẫn có thể tắm nước ấm và gội đầu bình thường. Mẹ cũng cần lưu tâm vệ sinh răng miệng và cơ thể sạch sẽ cho bé bằng nước muối loãng để tránh khô miệng và hạn chế sự phát triển vi khuẩn trong khoang miệng.
Hướng dẫn chung cách chăm sóc trẻ mắc quai bị tại nhà
12. Có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen hay corticoid, để giúp đau đầu, giảm sưng. Nên tham khảo theo ý kiến bác sĩ.
13. Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
14. Nhiều mẹ lo lắng rằng liệu trẻ bị quai bị có tắm được không. Mẹ nên lau người cho trẻ bằng nước ấm và kiêng lạnh.
Liệu pháp tự nhiên chữa quai bị hiệu quả
15. Luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người ngoài hoặc tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc với người ngoài để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
16. Đối với trẻ em nam khi bị viêm tinh hoàn, mẹ cho mặc quần lót phù hợp và chườm lạnh để giảm sưng đau.
17. Điều cần thiết là ngay sau khi bệnh tái phát, mẹ nên cách ly trẻ khoảng 2 tuần để đảm bảo an toàn cho cả bé và những người xung quanh.
18. Mẹ không nên cho bé vận động. Đặc biệt khi có hiện tượng sưng tinh hoàn cần cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối.
19. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.
20. Dùng thuốc hạ sốt, an thần, giảm đau. Tham khảo và tuân theo ý kiến bác sĩ.
21. Hạ sốt , hạ thân nhiệt cho trẻ bằng khăn ấm.
22. Nên để trẻ nằm trong phòng tối, ít ánh sáng.
23. Chườm nóng vùng góc hàm.
Phòng ngừa quai bị bằng cách cho trẻ đi tiêm vaccin đúng kỳ
Trong giai đoạn mắc bệnh, mẹ đóng vai trò quan trọng tới sự phục hồi về thể chất cũng như tinh thần cho bé. Do đó, am hiểu những kiến thức và kinh nghiệm về cách chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà sẽ giúp mẹ nhẹ gánh lo âu và trở thành điểm tựa vững vàng cho con trẻ.
Nguồn: Tổng hợp