Không ít ông bố, bà mẹ thường thắc mắc hay buồn rầu vì con sinh ra không giống như bố tưởng tượng.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người, bố mẹ đừng vội buồn vì các bộ phận này trên cơ thể càng xấu sẽ là dấu hiệu bé dễ nuôi, khỏe mạnh, thông minh và xinh đẹp hơn khi lớn.
Mắt của trẻ càng dài và mảnh
Một số trẻ sơ sinh có đôi mắt nhỏ, thậm chí chưa lên mí khi mới sinh ra. Mắt bé bị nheo lại thành một khe, và không rõ, nhìn như mắt một mí hoặc không phân biệt được mí đơn hay đôi.
Nhiều bà mẹ khá lo lắng khi thấy con một mí và không biết lớn lên trông thế nào. Nhưng trên thực tế, không cần phải lo lắng, miễn là độ dài là đủ, khả năng mắt sẽ to hơn sau khi mở là khá cao.
Mặt khác, trẻ sơ sinh có thị lực đặc biệt kém. Ngay cả khi mở mắt ra, cũng không thể nhìn thấy những thứ ở quá xa. Mí mắt dày và mỡ có thể bảo vệ trẻ.
Bố mẹ không nên quá lo lắng vì điều này, bởi sau khoảng 1 tháng mắt bé có thể sẽ dần rõ nét hơn và mẹ sẽ nhanh chóng thấy được đôi mắt to tròn và long lanh hơn.
Đặc biệt, đuôi mắt càng dài và mảnh có thể là dấu hiệu cho thấy bé là người nhanh nhạy, thích quan sát và khám phá điều mới lạ từ khi lọt lòng.
Làn da đỏ
Hầu hết làn da của trẻ sơ sinh khi vừa chào đời đều bị đỏ, có thể là đỏ hỏn hoặc đỏ bầm. Một số trường hợp, da của trẻ sẽ hơi xanh hoặc tím tái.
Sắc da của bé sẽ thay đổi theo thời gian, đến một thời điểm nhất định, màu sắc da sẽ ổn định. Do đó, khi thấy trẻ sơ sinh da đỏ, mẹ không cần quá lo lắng.
Theo nghiên cứu, các vùng da thường bị đỏ nhiều là tay, chân, miệng… Người ta gọi đó là hồng ban. Hiện tượng này có thể nhìn thấy rõ ràng nhất trong 2 ngày đầu tiên sau sinh. Hồng ban sẽ nhanh chóng biến mất sau đó. Nó không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé.
Theo kinh nghiệm dân gian, trẻ nào có làn da càng đỏ thì khi lớn lên sẽ càng trắng. Thế nhưng, nhận định này chỉ mang tính chất tương đối mà thôi. Thực tế, sắc tố da của một đứa trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trong đó bao gồm gen di truyền, chế độ ăn uống và môi trường sống. Làn da của trẻ sơ sinh sẽ có nhiều sự thay đổi khi trẻ lớn lên, nhưng chưa chắc sẽ càng trắng.
Có một số bé khi sinh ra làn da không đỏ mà hơi xỉn màu. Tuy nhiên khi lớn lên thì con vẫn trắng hồng hào. Vậy nên, các mẹ đừng lo sợ hay quá để ý đến màu sắc da của bé khi vừa chào đời.
Mũi nhỏ
Hầu hết trẻ sơ sinh đều có mũi tương đối ngắn, nhưng bố mẹ hãy yên tâm vì nguyên nhân là do lúc nhỏ sống mũi chưa hiện rõ.
Từ 1 đến 1,5 tuổi, thóp của bé bắt đầu khép kín lại, xương mặt và xương mũi mới đẩy nhanh tốc độ phát triển. Lúc này sống mũi dần dài ra cho tới tuổi trưởng thành.
Trên thực tế, mũi của trẻ sơ sinh tương đối tẹt trông rất dễ thương, nhưng nếu cha mẹ muốn biết con mình khi lớn lên có mũi đẹp hay không thì điều quan trọng chính là phải xem kích thước mũi của trẻ.
Ví dụ, nếu đầu mũi của trẻ có nhiều thịt thì sau này có khả năng sống mũi cao, nếu mũi của trẻ có lỗ mũi rộng hơn thì khi lớn lên sẽ có xu hướng to ra.
Ngoài ra, trẻ có lỗ mũi cách nhau rộng thường có xu hướng bị xẹp mũi. Vì vậy, mũi của trẻ càng nhỏ sẽ càng thẳng và thanh thoát hơn khi lớn lên.
Trên thực tế, ngoài 3 bộ phận trên, có nhiều yếu tố như miệng, mặt, răng, cơ thể béo, gầy sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến ngoại hình của trẻ.
Vì vậy, khi chăm sóc con cái, bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển thể chất của trẻ và để trẻ duy trì những thói quen sinh hoạt tốt, giúp con phát triển lành mạnh hơn.