Trẻ em trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển cần một chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Đặc biệt là buổi sáng, trẻ cần ăn đủ chất để cung cấp năng lượng cho cả ngày.

Trên thực tế, có một số bữa sáng tưởng chừng bổ dưỡng nhưng lại không chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nếu trẻ thường xuyên ăn bữa sáng như vậy trong thời gian dài, nó không chỉ ảnh hưởng tới thể chất mà sức khỏe của trẻ cũng bị đe dọa.

3 món ăn không nên cho trẻ ăn vào bữa sáng

Những món ăn dưới đây cha mẹ không nên cho trẻ ăn thường xuyên.

1. Cháo trắng kèm dưa chua

Ở một số vùng nông thôn, nhiều người già thích ăn cháo trắng và dưa chua vào bữa sáng. Món cháo thanh đạm, mềm, dễ tiêu hóa, trong mắt người lớn đây là một bữa sáng vừa ngon vừa tiện lợi, phù hợp cho cả trẻ con.

3 bữa sáng tưởng chừng bổ dưỡng nhưng khiến trẻ chậm lớn, càng ăn càng hại - Ảnh 1.

Trên thực tế, thành phần chính của cháo là nước và tinh bột. Ngoài mang lại cảm giác no và năng lượng trong thời gian ngắn, món cháo này không cung cấp bất kỳ chất dinh dưỡng cần thiết nào để trẻ phát triển.

Đặc biệt, rau củ muối chua lại càng không thích hợp cho trẻ ăn sáng. Chế độ ăn của trẻ nhỏ ưu tiên ít muối, trong khi dưa chua chứa nhiều muối, không tốt cho thận và hệ tim mạch của trẻ.

Ngoài ra, trong quá trình muối chua, rau củ sẽ giải phóng một lượng lớn nitrit, chất này có thể làm tăng khả năng mắc bệnh của trẻ.

2. Thức ăn thừa để qua đêm

Buổi sáng là thời điểm người mẹ tất bật với rất nhiều thứ, đặc biệt đối với gia đình đông con. Nhiều người mẹ ước mình có "3 đầu 6 tay" để có thể nhanh chóng làm xong hết mọi thứ.

Đối với những gia đình có con cái đi học, buổi sáng cha mẹ còn phải đối phó với thói quen trì hoãn và cả bữa sáng cho con như thế nào. Đôi khi không phải người mẹ không muốn chuẩn bị bữa sáng cho con, chỉ là họ không có thời gian để chuẩn bị.

3 bữa sáng tưởng chừng bổ dưỡng nhưng khiến trẻ chậm lớn, càng ăn càng hại - Ảnh 2.

Vì không có thời gian chuẩn bị nên một số người mẹ nghĩ đến việc hâm nóng lại thức ăn thừa từ tối hôm trước. Thức ăn thừa chỉ cần cho vào lò vi sóng hâm nóng, vừa nhanh lại vừa tiện lợi. Tranh thủ khi con đang ăn vài miếng lót bụng trước khi đi học, người mẹ chuẩn bị những thứ khác.

Tuy nhiên, thức ăn thừa để qua đêm như thế này có hại nhiều hơn là lợi đối với trẻ em. Vì thức ăn để qua đêm có chứa nitrit, hơn nữa nếu không được bảo quản đúng cách rất dễ bị nhiễm khuẩn, làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh.

3. Đồ ăn giàu carbohydrate tinh chế

Những cửa hàng bán bánh mì, bánh ngọt gần trường thường đông khách vào buổi sáng. Những chiếc bánh thơm ngon, đầy màu sắc này luôn hấp dẫn trẻ nhỏ. Để đỡ phiền phức chuẩn bị bữa sáng và thỏa mãn sở thích của con, một số người mẹ thường mua các loại bánh ngọt cho con mình.

3 bữa sáng tưởng chừng bổ dưỡng nhưng khiến trẻ chậm lớn, càng ăn càng hại - Ảnh 3.

Dù các loại bánh ngọt rất ngon miệng nhưng không thích hợp làm bữa sáng cho trẻ em. Hầu hết các loại bánh này đều sử dụng carbohydrate tinh chế, nhiều đường, nhiều dầu và giàu calo.

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, trong cuộc sống hàng ngày đều nên ăn ít loại carbohydrate tinh chế này, nếu không sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Carbohydrate tinh chế còn phổ biến trong bánh quy, bánh rán, các loại bột chiên…

Trẻ em nên ăn bữa sáng như thế nào?

Thực ra bữa sáng của trẻ không cần quá phức tạp, cha mẹ chỉ cần quan tâm nhiều hơn đến việc kết hợp dinh dưỡng là đủ. Bữa sáng của trẻ tốt nhất nên bao gồm protein chất lượng cao, chất xơ, carbohydrate, chất béo cùng các chất dinh dưỡng khác để có một bữa ăn đầy đủ và cân bằng.

3 bữa sáng tưởng chừng bổ dưỡng nhưng khiến trẻ chậm lớn, càng ăn càng hại - Ảnh 4.

Ví dụ, nếu nấu cháo thì nên cho thêm thịt nạc, rau củ vào cùng, ăn kèm thêm một quả trứng luộc và một ly sữa. Đây mới là bữa sáng đủ chất nhất đối với trẻ em.

Công thức chuẩn cho một bữa sáng lành mạnh dành cho trẻ là thực phẩm chính, sữa, trứng, trái cây, rau củ. Bữa sáng như thế này giúp trẻ có một ngày mới tràn đầy năng lượng.