Trong giao tiếp giữa người với người, có những chuyện tốt nhất là không nên nói ra. Bởi lẽ, ai cũng thích nghe những lời hay ý đẹp, thích nghe những điều có lợi cho bản thân mình, không ai thích nghe người khác phàn nàn và than thở. Và dưới đây là ba chuyện người EQ cao luôn tránh nói ra:

1. Than thở về gia đình

Người ta thường nói "Tốt khoe xấu che". Việc cả ngày chỉ biết than vãn, phàn nàn về vợ chồng, con cái, cha mẹ... sẽ khiến người khác cảm thấy phiền. Bạn càng nói, mọi vấn đề càng trở nên nghiêm trọng và cuối cùng sẽ trở thành một mớ hỗn độn.

Lời nói đã ra rất khó rút lại. Cuối cùng, thứ bạn nhận về có thể chỉ là vài ba lời an ủi hoặc qua loa hoặc không mấy thành tâm từ người khác mà thôi.

3 chuyện người EQ cao không bao giờ dễ dàng nói ra- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Gia đình nào cũng có khó khăn và hạnh phúc riêng, không gia đình nào giống gia đình nào. Bạn nên hướng đến những mặt tốt đẹp hơn của cuộc sống. Những quan điểm khác nhau đòi hỏi những góc nhìn khác nhau. Nếu bạn chỉ nhìn vào mặt tối của vấn đề, trước mắt bạn sẽ toàn là những thứ mù mịt, tăm tối. Nhưng nếu bạn thay đổi góc nhìn, hướng về phía ánh sáng, bạn sẽ thấy mọi nơi ngập tràn ánh nắng.

Gia đình vốn là nơi ấm áp và không nên là nguồn gốc của nỗi đau. Vậy nên, càng than vãn và phàn nàn, những vấn đề tiêu cực càng tăng lên.

2. Thích nói không tốt về bản thân

Trong quá trình nói chuyện, có người thích khoe về mình, cũng có người thích chỉ trích bản thân. Nếu một người thường xuyên than thở về những khuyết điểm của mình, luôn miệng nói "Tôi không giỏi"/ "Tôi không làm được", thậm chí không tìm ra được ưu điểm của mình và theo thời gian thực sự mất đi chính ưu điểm của mình thì đó không còn là khiêm tốn nữa, mà người khác sẽ nghĩ bạn tệ thật. Thực tế dù bạn tốt hay xấu, người khác sẽ không quá quan tâm đến bạn đâu.

Có người đã làm một thí nghiệm, yêu cầu một cô gái mặc một bộ quần áo mà cô cực kỳ không thích trong suốt một ngày. Trên thực tế những kiểu dáng và hoa văn trang phục như thế có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trên đường phố. Tuy nhiên, do tâm lý kháng cự, người này đã trải qua một ngày cực kỳ áp lực, thậm chí tự ti không dám ngẩng đầu lên. Kết quả khảo sát cho thấy, thực tế số người chú ý đến quần áo của cô gái rất ít và phần lớn người đi đường hoàn toàn không có ấn tượng gì với bộ quần áo cô gái mặc.

Quần áo bạn mặc có đẹp hay không, có thoải mái hay không, bạn không nói ra, thực sự sẽ không có ai quan tâm.

Trong cuộc sống, có rất nhiều việc tương tự như thế, bạn không nói ra người khác sẽ không quan tâm, một khi bạn nói ra, không những vấn đề chủ quan của bạn không được giải quyết, mà còn khiến người khác chú ý đến những khuyết điểm của bạn. Và cứ thế, bạn đang tự mình tìm phiền phức cho mình.

Ai cũng có khuyết điểm, không ai hoàn hảo từng li từng tí. Nếu bạn không nói về khuyết điểm của mình, người khác sẽ không biết về chúng, từ đó giảm bớt áp lực cho chính bạn. Hãy sống một cách thoải mái, chỉ cần bạn coi trọng chính mình, người khác không có lý do gì để khinh thường bạn.

3 chuyện người EQ cao không bao giờ dễ dàng nói ra- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

3. Bình luận về điểm xấu của người khác

Có một số người luôn cảm thấy mình vượt trội hơn người khác và hạ thấp người khác.

Thông thường khi trò chuyện với một người, bạn có thể sẽ nhắc đến một số bạn bè chung quen biết và không ngừng ói về những chuyện không hề hay ho của họ. Các bạn cứ nói về khuyết điểm của những người đó rồi cùng cười, càng nói càng hăng say, nói đến khi không moi ra được thêm khuyết điểm nào của những người kia nữa mới thôi. Bạn cho rằng như thế là mình đã tìm thấy tri kỷ để có thể tám chuyện không ngừng.

Thế nhưng, thế giới bao la, lòng người khó đoán, ai có thể nhìn thấu được ai chứ? Người xưa nói "Không có bức tường nào là không thông gió", một khi lời nói lan truyền ra ngoài, rất có thể sẽ gây phản tác dụng. Người nói có thể không có ý nhưng người nghe lại có tâm, như vậy chẳng phải là đang tự tạo phiền toái cho mình hay sao?

Người ta thường nói "Đánh người không đánh mặt, chửi người không tiết lộ nhược điểm". Lời nói đến miệng giữ lại ba phần, dù là nói trực tiếp hay gián tiếp. Lời tiêu cực thì nên nói ít lại, bất kể là về bản thân hay về người khác. nên ít nói những lời vô bổ là tốt nhất. Họa từ miệng mà ra, chỉ có học cách lắng nghe nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn và nói ít đi, chúng ta mới có thể giảm bớt những rắc rối và tai họa không cần thiết.

Theo Aboluowang