Chân là phần dưới cùng của cơ thể vì vậy mà có lẽ không ít người bỏ quên tầm quan trọng của nó. Thực tế, chân có mối quan hệ mật thiết với tuổi thọ của chúng ta. Từ những đặc điểm ở chân có thể hiểu thêm về tình trạng sức khỏe mỗi người.
1. Ba đặc điểm ở chân nói về sức khỏe của bạn
- Màu sắc dưới chân: Ngũ sắc đoán bệnh là một trong những nội dung của đông y học. Ngũ sắc được chia thành xanh, đỏ, vàng, trắng, đen. Đông y cho rằng, màu sắc dưới chân bình thường thường có màu hơi đỏ. Tuy vậy, nếu đỏ quá rõ rệt thì chứng tỏ bạn đang bị nhiệt. Nếu ngả màu xanh, có thể bạn bị hàn. Nếu xuất hiện màu vàng bất thường, có thể có bệnh về gan. Nếu dưới chân có màu trắng, trừ khả năng bị hàn ra thì còn có thể do dinh dưỡng thiếu hụt và thiếu máu. Nếu màu tím bầm hoặc đen, có thể tuần hoàn máu kém. Khi xuất hiện những màu sắc bất thường dưới chân, bạn nên kịp thời đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
- Nhiệt độ ở chân: Người già chân dễ bị lạnh, phần nhiều là do thận dương không đủ hoặc giữ ấm chưa thích hợp. Nếu vậy, nên ăn nhiều thức ăn có tính ấm như thịt dê, tỏi, gừng tươi… để nâng cao sức chịu hàn của cơ thể. Nếu lòng bàn chân nóng có thể là do âm hư nội nhiệt, nên ăn them đậu xanh, bí đao, thịt nạc…
- Đặc điểm của móng chân: Móng chân của người khỏe mạnh thông thường có màu hồng hào tự nhiên, có thể có “hạt gạo” dài khoảng 1/5 móng chân cũng là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện móng chân chuyển thành màu trắng bệch, không có chút huyết sắc nào thì có thể bạn bị thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu máu. Lúc này, bạn cần chú ý vấn đề ăn uống và đảm vảo nhiệt lượng nạp vào đầy đủ.
Nếu trên móng chân có nhiều lằn ngang dọc cho thấy cơ thể suy nhược, sức kháng bệnh yếu, nên tăng cường tập luyện vận động, tránh ngồi lâu.
2. Làm sao giữ cho chân khỏe mạnh
- Dùng xà phòng trung tính để rửa chân, lau chân bằng khăn bông mềm, nhất là giữa các ngón chân.
- Sau khi rửa chân có thể bôi thêm kem giữ ẩm chân, tránh da chân bị khô nứt.
- Mỗi ngày nên kiểm tra hai bàn chân, cần chú ý bất cứ đặc điểm dị thường hay vết thương nào như nổi mụn nước, nứt chân, da nổi đỏ, da bị cứng, lột da, bị nóng hoặc lạnh cục bộ, biến sắc.
- Kịp thời xử lý vết thương ở chân đúng cách, tránh nhiễm trùng.
- Mang vớ thoáng khí, mang giày thích hợp với chân. Mỗi ngày đều nên thay vớ.
- Không dùng vật sắc để chỉnh sửa hay làm đẹp chân, nên cắt móng chân bằng phẳng, hạn chế móng nhọn.
- Nước rửa chân không nên quá 40 độ C, thời gian ngâm chân không quá 5 phút.
(Nguồn: Abo)