Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nguy hiểm ở trẻ em, nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, sởi và sốt phát ban có nhiều biểu hiện giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Việc phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban kịp thời sẽ giúp bố mẹ có cách thức chăm sóc và chữa bệnh cho trẻ đúng nhất.

1. Khác biệt về tác nhân gây bệnh


Còn với sởi, virus gây bệnh thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Sởi là bệnh lành tính nhưng nếu có biến chứng nặng nghiêm trọng thì có thể dẫn tới tử vong.

2. Khác biệt ở dấu hiệu mắc bệnh

- Giai đoạn ủ bệnh: Ở giai đoạn này cả bệnh sởi và sốt phát ban đều có biểu hiện khá giống nhau, thể hiện qua triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39 độ C, trẻ có cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, hay than đau đầu, nhức mỏi khắp các cơ, trẻ biếng ăn, thậm chí còn nôn ói hoặc tiêu chảy.

- Giai đoạn toàn phát:

Muốn phân biệt giữa bệnh sởi và sốt phát ban dễ nhất thì phụ huynh cần phải chú ý vào giai đoạn toàn phát của bệnh:

+ Sốt phát ban thông thường: Sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, đây là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ.

3 dấu hiệu phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban để phòng tránh biến chứng nguy hiểm - Ảnh 1.

+ Phát ban do sởi với tiến trình rất đặc trưng: Lúc đầu ban sẽ xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da.

Ban sởi là ban dạng sẩn (gồ lên trên mặt da), khi bay để lại vết thâm trên da rất đặc trưng. Đặc biệt trẻ bị nhiễm sởi thường có một trong 3 triệu chứng đặc trưng đi kèm đó là triệu chứng chảy nước mũi, ho hay dấu hiệu mắt đỏ.

3. Khác biệt về những biến chứng nguy hiểm của bệnh

- Sốt phát ban là bệnh lành tính, nếu được bố mẹ chăm sóc đúng cách sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày mà không gây bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.

- Còn với sởi, khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhất là những trẻ có sức đề kháng quá kém như trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ nhũ nhi (trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi), trẻ đang sử dụng thuốc kháng viêm dạng corticosteroids liên tục và kéo dài.

Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng như: Viêm tai giữa cấp chiếm khoảng 10%, biến chứng viêm phổi nặng chiếm khoảng 5%, một số biến chứng nguy hiểm khác tuy ít gặp hơn như biến chứng viêm não chiếm khoảng 1‰, viêm loét giác mạc có thể gây mù lòa và suy dinh dưỡng nặng hậu nhiễm sởi cũng là những biến chứng nặng do bệnh sởi gây ra.

Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa mắc sởi đó là khâu phòng bệnh. Bố mẹ nên đưa con đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi bắt đầu từ 9 tháng và tiêm mũi thứ 2 khi trẻ 18 tháng tuổi để giúp trẻ có một sức đề kháng, phòng ngừa bệnh sởi tốt nhất có thể.

Để biết cách xử lý sốt phát ban cho con đúng cách, cha mẹ cần hiểu rõ về bệnh này. XEM THÊM TẠI ĐÂY.