Vào mỗi mùa thu, do sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa buổi sáng và buổi tối, không khí tương đối khô nên nhiều người dễ xuất hiện các triệu chứng như cảm, sốt, ho, v.v... Vào mùa thu, muốn giảm bớt bệnh tật thì chúng ta phải nâng cao khả năng miễn dịch. Bởi vì khả năng miễn dịch là lá chắn của cơ thể, giúp cơ thể chống lại một số vi trùng, từ đó giảm khả năng mắc bệnh. Để giúp chúng ta, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi nâng cao khả năng miễn dịch, mọi người nên ăn nhiều hơn 3 loại rau này trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi vì chúng đều là những thực phẩm có chứa "kháng sinh tự nhiên". Hãy ăn chúng mỗi tuần 1 lần vào mùa thu để bảo vệ gan và tăng cường khả năng miễn dịch!

1. Củ cải trắng với sức mạnh kháng sinh tự nhiên giúp bảo vệ sức khỏe

"Ăn củ cải vào mùa thu đông, gừng vào mùa xuân hè" là một câu nói phổ biến được lan truyền ở Trung Quốc. Mỗi mùa thu là thời điểm củ cải vào mùa và được bày bán với số lượng lớn trên thị trường. Thời điểm này nên ăn củ cải vì nó vừa ngon về chất lượng, dinh dưỡng lại chứa một chất gọi là lignin. Đây là một chất cao phân tử có cấu trúc vô định hình khác với xenlulo; có tác dụng kết dính tế bào và tăng độ bền cơ học cho các vách tế bào. Đồng thời nó có thể loại bỏ các chất lạ và tế bào hoại tử, từ đó tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, nếu thường xuyên ăn củ cải cũng có thể làm ẩm phổi và giảm ho.

3 loại rau củ chứa “kháng sinh tự nhiên”, ăn 1 lần mỗi tuần vào mùa thu để bảo vệ gan, kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch - Ảnh 1.

Món ăn gợi ý: Bánh củ cải trắng áp chảo

Nguyên liệu chuẩn bị: 500g củ cải trắng, 220g bột gạo, 4g đường trắng, một chút muối, bột tiêu và lượng dầu ăn thích hợp.

Cách làm món bánh củ cải trắng áp chảo:

- Gọt vỏ và rửa sạch củ cải trắng. Sau đó dùng dao nạo củ cải trắng thành từng sợi mỏng rồi để riêng.

- Cho củ cải trắng bào sợi, chút xíu muối, đường trắng, bột gạo, bột tiêu vào âu. Sau đó đeo găng tay thực phẩm rồi trộn đều cho đến khi củ cải trắng thái sợi và bột gạo hòa quyện hoàn toàn với nhau.

3 loại rau củ chứa “kháng sinh tự nhiên”, ăn 1 lần mỗi tuần vào mùa thu để bảo vệ gan, kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch - Ảnh 2.

- Chuẩn bị khuôn hấp, phết một lớp dầu dưới đáy. Tiếp theo cho hỗn hợp củ cải trắng đã trộn vào khuôn. Đặt khuôn nguyên liệu vào xửng và hấp trên lửa lớn trong khoảng 15 phút. Bánh củ cải chín, bạn tắt bếp, nhấc ra khỏi xửng, để hơi nguội rồi đổ ra khỏi khuôn. 

- Cắt bánh củ cải trắng thành từng miếng đều nhau. Sau đó cho một ít dầu ăn vào chảo, đun nóng. Tiếp đó cho từng lát bánh củ cải trắng vào. Chiên bánh củ cải trắng trên lửa vừa cho đến khi vàng đều hai mặt là được.

2. Loại thứ hai: Rau thì là

Rau thì là - loại rau được coi là một dạng cây gia vị có tên khoa học là Anethum Tombolens, rất phổ biến trong thế giới ẩm thực của người Việt. Nó có mùi thơm nồng, thường được dùng để thêm vào các món ăn như chiên trứng, nấu canh... Từ trước đến nay chúng ta thường nghĩ rằng thì là chỉ có tác dụng bồi bổ lá lách và dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa. Tuy nhiên trên thực tế, tinh dầu có trong cây thì là mang tác dụng diệt khuẩn và kháng virus rất tốt. Dầu hạt thì là đen cũng có chứa một số hợp chất khác có lợi cho sức khỏe, bao gồm các hợp chất chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus. Nếu thích ăn thì là, bạn có thể tận dụng khi nguyên liệu này vào mùa để bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn uống. Ăn nhiều thì là sẽ không gây hại gì cho cơ thể.

Món ăn gợi ý: Thì là trộn đậu phụ

Nguyên liệu chuẩn bị: 100g rau thì là, 400g đậu phụ, 5g dầu mè, 1 thìa canh giấm balsamic, 3 tép tỏi băm, chút xíu muối và lượng nước tương vừa phải.

Cách làm món thì là trộn đậu phụ:

- Thì là rửa sạch sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 4 phút. Vớt rau thì là ra, rửa sạch dưới vòi nước chảy, rồi cắt thành từng đoạn 2-3 cm.

-  Đậu phụ bạn rửa sạch dưới vòi nước chảy sau đó cắt thành các miếng vuông nhỏ. Tiếp theo bạn chần đậu phụ trong nước sôi khoảng 2-3 phút rồi vớt ra để nguội.

Bước 3: Cho đậu phụ vào âu trộn, thêm chút muối, dầu mè, giấm balsamic, tỏi băm, nước tương vào âu. Dùng phới dẹt nhẹ nhàng đảo đều.

3 loại rau củ chứa “kháng sinh tự nhiên”, ăn 1 lần mỗi tuần vào mùa thu để bảo vệ gan, kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch - Ảnh 4.

3. Loại thứ ba: Nấm hương (nấm đông cô)

Nấm hương là loại thực phẩm rất ngon và tốt cho cơ thể con người. Trong nấm hương chứa một chất gọi là lentinan, có tác dụng khử trùng và ức chế tế bào ung thư. Thường xuyên ăn nấm hương có thể bảo vệ gan, chống lại vi khuẩn và tăng cường khả năng miễn dịch. Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe, không bị ốm hãy thêm nấm hương vào chế độ ăn hàng ngày nhé.

3 loại rau củ chứa “kháng sinh tự nhiên”, ăn 1 lần mỗi tuần vào mùa thu để bảo vệ gan, kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch - Ảnh 5.

Món ăn gợi ý: Nấm hương xào sốt nấm

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 250g nấm hương tươi, 20g sốt nấm, lượng muối và dầu ăn vừa đủ.

Cách làm món nấm hương xào sốt nấm:

- Bỏ phần chân nấm hương, sau đó ngâm vào nước muối có pha 1 thìa tinh bột trong khoảng 3 phút để loại bỏ tạp chất. Sau đó rửa sạch nấm và cắt thành từng miếng nhỏ. Bạn không nên cắt quá nhỏ nếu không nấm sẽ giảm hương vị, kém ngon hơn.

- Cho một lượng dầu ăn thích hợp vào nồi, đun nóng khoảng 40%. Tiếp đó cho sốt nấm vào xào khoảng 20 giây thì thêm nấm đã cắt miếng rồi đảo đều. Xào trên lửa lớn trong 1 phút rồi thêm chút nước nóng và muối vào, đậy nắp nồi, nấu một lúc đến khi nước cạn là được.