Vào mùa đông lạnh giá, để cơ thể chống lại cái lạnh, chúng ta cần ăn nhiều thức ăn hơn. Tuy nhiên lựa chọn thực phẩm nào để vừa giúp giữ ấm cơ thể vừa giúp giảm cân là câu hỏi mà nhiều người mong muốn có đáp án. Bác sĩ Từ Trọng Khanh, thuộc Khoa Y tế Tổng quát của Bệnh viện Đồng Nhân Thượng Hải chia sẻ 3 loại thực phẩm có thể đáp ứng mong muốn trên.
1. Rau hẹ
Dương khí là nguồn năng lượng bên trong cơ thể, thúc đẩy các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể con người. Chuyển hóa chất béo cần có dương khí, vì vậy bổ sung dương khí có thể giúp đào thải mỡ thừa. Trong số các loại thực phẩm phổ biến, rau hẹ là một lựa chọn tốt để bổ sung dương khí tốt nhất.
Ngoài việc chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Calci, phosphor, sắt, protein và vitamin… rau hẹ còn chứa chất xơ “dầu phát huy” khá dồi dào. Chất dầu đặc biệt này có thể giúp giảm mỡ trong máu, hỗ trợ làm thông các mạch máu bị các lớp mỡ che lấp, bít kín, kích thích nhu động ruột và dạ dày hiệu quả, nhuận tràng, đẩy ra các chất thải, mỡ cả trong đường ruột, chống táo bón và có tác dụng giảm béo.
Ngoài ra, một số người gọi rau hẹ là "cỏ làm sạch đường ruột", bởi rau hẹ rất giàu chất xơ, có thể làm tăng nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa chứng táo bón và ung thư ruột. Để rau hẹ không chỉ bổ dương mà còn giúp giảm cân, trong chế biến món ăn, chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc nấu ăn là ít dầu, muối và calo.
2. Bí đỏ
Bí đỏ cũng là một trong những thực phẩm giảm cân mùa đông và vừa có tác dụng giữ ấm cơ thể an toàn và hiệu quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bí đỏ giàu chất xơ vừa tạo cảm giác no vừa ít calo và đây cũng là nguồn beta-carotene, vitamin C dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch để bạn năng động trong suốt mùa đông giá rét.
Tất cả các loại bí đỏ đều có phần thịt rất xơ, là thành phần dễ bị làm mềm khi nấu chín nhưng lại không bị nát và có rất nhiều lợi ích sức khỏe như: chất xơ chậm tiêu hóa trong dạ dày khiến bạn cảm thấy no lâu hơn và kiềm chế cảm giác thèm ăn; giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định. Chính nhờ những lý do trên, các chuyên gia khuyên mọi người chọn bí đỏ trong thực đơn khi muốn ăn một chế độ nhiều chất xơ (cho cảm giác no nhanh hơn) để giảm cân mà vẫn rất tốt cho sức khỏe đại tràng.
Thêm nữa, bí đỏ còn chứa các chất điện giải như canxi, magiê và kali, có thể làm giảm chuột rút và mệt mỏi trong tập luyện. Bí đỏ có chứa nhiều kali hơn chuối, điều này cho thấy ăn bí đỏ có thể ngăn ngừa đau cơ và kiệt sức trong quá trình tập thể dục.
3. Gừng
Gừng là gia vị rất quen thuộc đối với chúng ta bởi có tính ứng dụng cao ở trong chế biến các món ăn. Trong đông y, gừng không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc tốt, tính ẩm giúp giữ ấm cho cơ thể, chữa và chống cảm mạo rất tốt. Đặc biệt những người béo phì có thể bổ sung một ít gừng trong chế độ ăn uống phù hợp có thể làm tiêu mỡ, giúp vóc dáng thon gọn.
Là một thành phần thực phẩm, gừng có thể cải thiện độ tươi và khử tanh. Có sự khác biệt giữa gừng tươi và gừng khô để duy trì sức khỏe, và chức năng của chúng cũng khác nhau.
Mọi người không còn xa lạ gì với củ gừng. Khi bị cảm, cắt vài lát gừng tươi hãm nước sôi, uống một bát nước gừng sẽ giúp mồ hôi ra nhiều, lúc này bệnh đã khỏi một nửa. Phụ nữ bị đau bụng kinh, một cốc nước gừng ấm cũng giúp giảm tình trạng đau bụng. Có thể thấy gừng tươi quả thực là một trợ thủ đắc lực cho việc giữ gìn sức khỏe và chữa bệnh.
Gừng khô là một sản phẩm khô của gừng, trong y học Trung Quốc, gừng khô có tác dụng "hồi dương, cứu nghịch". Nói cách khác, nếu dương khí kiệt quệ, đặc biệt cơ thể nhiều khí lạnh ẩm thì cần dùng gừng khô. Tuy nhiên, gừng khô có tính chất rất nóng nên khi sử dụng cần thận trọng để phòng tránh tà nhiệt.
Người có đờm ẩm, béo phì nên dùng gừng để điều hòa từ từ. Nếu phải dùng gừng khô để xông hơi thì phải thận trọng và thực hiện xông hơi theo phản ứng của cơ thể dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Một khi bạn cảm thấy không khỏe, hãy ngừng sử dụng nó.
Chú ý dùng gừng để bổ dương, giảm cân, không nên ăn gừng thối, bởi gừng thối có thể gây ung thư, vì vậy khi phát hiện gừng bị thối thì bạn không được ăn.
(Nguồn: Commonhealth)