Mới đây, kết quả do Viện Pasteur Nha Trang công bố cho thấy có tới 3 loại vi khuẩn gây ngộ độc xuất hiện trong món cánh gà chiên ở trường iSchool Nha Trang. 

isc2-366.jpeg

Bữa ăn gây ngộ độc tại trường iSchool Nha Trang.

Theo đó, kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang đã phát hiện vi khuẩn Samonella spp, vi khuẩn Bacillus cereus và Escherichia coli trong mẫu cánh gà chiên.

kqxn-9251.jpeg

Thực tế đây đều là những mẫu vi khuẩn có thể gây ngộ độc, tổn thương hệ tiêu hóa, thậm chí gây tử vong cho con người. Chúng thường có mặt trong thực phẩm hoặc trong môi trường sống của chúng ta. 

Cùng chuyên gia tìm hiểu về vi khuẩn Samonella spp, vi khuẩn Bacillus cereus và Escherichia coli xem chúng nguy hiểm như thế nào và cách phòng tránh chúng!

3 loại vi khuẩn trong món cánh gà chiên

1. Vi khuẩn Samonella

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội): Salmonella là loại vi khuẩn rất độc vì sinh ra ngoại độc tố. 

Ngoại độc tố này không hề bị phân huỷ bởi nhiệt nên dù thực phẩm nấu chín, người dùng vẫn có thể bị ngộ độc. Ngoại độc tố của vi khuẩn Salmonella khi vào cơ thể sẽ trực tiếp gây bệnh, thậm chí có thể gây tử vong.

vi-khuan-salmonella-hay-o-trong-thuc-pham-nao-va-chung-nguy-hai-ra-sao-3.jpeg

Ông Thịnh cho hay, Samonella thường sống trong ruột của động vật và người, được thải ra ngoài qua phân. Con người thường dễ nhiễm khuẩn này qua nước uống hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Vi khuẩn cũng trú trong môi trường đất. Khi gặp các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, tôm, trứng, sữa, chúng sẽ xâm nhập và nhanh chóng sinh sôi, lan rộng và sinh ra các ngoại độc tố.

Đáng lo ngại là thực phẩm nhiễm Salmonella không nhận biết được bằng mắt thường hay khứu giác vì chúng không gây mùi hôi cho thực phẩm. Người bị nhiễm Salmonella có thể truyền vi khuẩn sang người khác nếu họ không vệ sinh cá nhân sạch.

* Phòng tránh vi khuẩn Salmonella

- Rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh. Trước và sau khi ăn. 

- Cần tách biệt thực phẩm sống với thực phẩm ăn liền. 

- Khi mua sắm, chuẩn bị thực phẩm hoặc cất giữ thực phẩm, cần để thịt sống, thịt gia cầm, cá và động vật có vỏ cách xa các thực phẩm khác. Điều này ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

salmonella-16690890885111430436653-crop-16690892460162109162807.jpeg

- Cần uống nước đun sôi, ăn thực phẩm nấu chín, bởi các sinh vật có hại trong thực phẩm hầu hết bị tiêu diệt khi nấu chín. 

- Mọi người cần làm lạnh hoặc đông lạnh thực phẩm dễ hỏng trong vòng 2 giờ sau khi mua hoặc chuẩn bị. 

2. Vi khuẩn Bacillus cereus

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay: Bacillus cereus là một loại vi khuẩn gram dương kỵ khí dễ sinh độc tố. Vi khuẩn thường được tìm thấy trong môi trường, thường có trong đất và thảm thực vật. Nhưng nó cũng có cả trong thực phẩm. Đặc biệt, loài vi khuẩn này có thể nhanh chóng nhân lên ở nhiệt độ phòng.

Bacillus cereus được biết đến là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và ngày nay người ta đã biết nhiều hơn về các chất độc do các chủng khác nhau của loài này tạo ra.

zkeyJoykzU.jpeg

Khi bị nhiễm khuẩn Bacillus cereus, nạn nhân có thể bị nôn ói với thời gian ủ bệnh ngắn, hay tiêu chảy có thời gian ủ bệnh dài hơn từ 8 đến 16 giờ. Bệnh do Bacillus cereus thường gây ra tiêu chảy và co thắt bụng, ít khi gây nôn ói.

* Phòng tránh vi khuẩn Bacillus cereus

 - Nguyên tắc quan trọng hàng đầu là giữ thực phẩm nóng ở mức 60 độ C hoặc thực phẩm lạnh ở mức 4 độ C để phòng tránh nhiễm vi khuẩn Bacillus cereus. Trong đó, đặc biệt lưu ý không ăn cơm nguội.

- Khi nấu ăn cần chú ý dùng sát khuẩn trước và sau khi nấu xong.

- Nếu phát hiện bất kỳ thực phẩm nào bị ô nhiễm thì chúng ta nên loại bỏ ngay, tuyệt đối không được sử dụng để phòng tránh ngộ độc thực phẩm nói chung.

3. Vi khuẩn Escherichia coli

Vi khuẩn Escherichia coli (E.Coli) là một loại vi khuẩn sống bình thường trong ruột của chúng ta nhưng một số chủng nhất định có thể khiến chúng ta bị bệnh. 

Thời gian ủ bệnh của loại vi khuẩn này là khoảng 3-4 ngày, sau đó một loạt các triệu chứng đường ruột xuất hiện. Các triệu chứng có thể là tiêu chảy nhẹ, sốt nhẹ hoặc tiêu chảy ngắt quãng không kèm theo sốt.

20200506_vi-khuan-e.coli.jpg.png

Khi nhiễm E.Coli, con người ngoài có các hậu quả kể trên thì cũng có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như trụy mạch, rối loạn tuần hoàn, suy thận. Thậm chí, E Coli có thể dẫn đến tử vong do nhiễm khuẩn huyết.

Đối tượng dễ bị bệnh nặng do E.Coli đó là trẻ em dưới 5 tuổi; người già; người có hệ miễn dịch yếu.

Con người bị nhiễm E.Coli qua tiếp xúc với thực phẩm và nước chứa E.Coli. Sự lây truyền từ người sang người cũng có thể xảy ra khi có sự tiếp xúc gần gũi. Bạn có thể nhiễm E.Coli qua tiếp xúc giữa người với người hoặc động vật với người. 

Vi khuẩn thường lây lan nhanh chóng khi người bị nhiễm bệnh không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh. E.Coli có thể truyền từ bàn tay của người bị nhiễm sang người hoặc các đồ vật khác.

* Phòng tránh vi khuẩn E.Coli

Để phòng ngừa các bệnh có thể gây ra bởi vi khuẩn E.Coli, các chuyên gia y tế thuộc Hiệp hội chế độ dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyên bạn nên chú ý đến các vấn đề sau đây:

- Rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là sau khi bạn đi vệ sinh, chạm vào động vật và trước khi chuẩn bị thức ăn.

- Nấu chín kỹ thực phẩm trước khi ăn.

- Tránh dùng thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn E.Coli là sữa, phô mai, thịt sống và nước trái cây chưa được tiệt trùng.

- Ngoài ra, bạn cũng phải tránh tiếp xúc với phân người và động vật vì đây là tác nhân gây nhiễm khuẩn E.Coli rất cao.

- Không được uống nước sông, ao, hồ bơi. 

- Rửa sạch rau củ và dụng cụ làm bếp. Bạn cần có thói quen rửa sạch rau củ và thường xuyên vệ sinh các dụng cụ bếp. Cần phân loại các loại thớt dành cho việc chế biến thịt sống, thịt chín, trái cây để phòng ngừa nhiễm khuẩn chéo.