Trước đó, người con gái 32 tuổi, ở Hà Nội, khi đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai được bác sĩ phát hiện ung thư tuyến giáp thể nhú qua phương pháp xét nghiệm tế bào học tuyến giáp. Bệnh nhân được nhập viện để điều trị.
Sau đó, mẹ (58 tuổi) và em trai (28 tuổi) của bệnh nhân cũng đã đi khám kiểm tra sức khỏe tổng thể tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu cũng phát hiện ung thư tuyến giáp thể nhú khi chưa có các biểu hiện bất thường về mặt lâm sàng. Đáng nói người em trai có đột biến gen ung thư tuyến giáp giống người chị gái.
Cả 3 trường hợp này đều được chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, vét hạch cổ, uống iod phóng xạ. Sau khi điều trị, sức khỏe người bệnh đều tiến triển tốt.
Phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện K Trung ương
Theo PGS-TS Phương, sự tiến triển của ung thư tuyến giáp thường rất âm thầm, các biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu, đôi khi phát hiện tình cờ qua kiểm tra sức khỏe.
Nếu gia đình đã có người bị ung thư tuyến giáp thì các thành viên còn lại nên khám kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ tầm soát phát hiện sớm bệnh. Bệnh sau khi được điều trị kịp thời thường có tiên lượng tốt.
Tại Việt Nam, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất với 5.418 ca mắc mới. Trong khi đó tại Bệnh viện K Trung ương, hằng năm các bác sĩ phẫu thuật cho khoảng 3.000 bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp, chủ yếu là ung thư tuyến giáp và có xu hướng tăng.