Năm 2020, một vụ ngộ độc sắn thương tâm đã xảy ra tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) khiến 3 người nhập viện và 1 trẻ em tử vong. Sự việc đau lòng này là lời cảnh tỉnh cho người dân về cách chế biến loại củ quen thuộc.

Củ sắn là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình, tuy nhiên ít ai biết rằng loại củ này có chứa độc tố có thể gây chết người nếu không được chế biến đúng cách. Theo các chuyên gia, độc tố trong củ sắn tập trung chủ yếu ở phần rễ, thân và lá. Ở loại củ này, xyanua liên kết với các phân tử đường dưới dạng glycoside cyanogen.

Trường hợp đáng tiếc của bé trai ở Quảng Tây đã ra đi sau khi ăn phải một lượng lớn sắn chưa được chế biến kỹ càng. Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng sắn làm thực phẩm, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai. Trước khi chế biến cần loại bỏ hết vỏ và lớp màng bên ngoài củ sắn, ngâm trong nước từ 6-8 tiếng để loại bỏ độc tố. Nước luộc sắn cũng cần phải được loại bỏ hoàn toàn.

Trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa cho biết, ngộ độc xyanua trong thực phẩm xảy ra khi người ăn sắn không được chế biến đúng cách.

3 người lớn nhập viện, 1 bé tử vong vì xyanua: Chuyên gia cảnh báo chất độc có trong loại củ quen thuộc- Ảnh 1.

Cách chế biến sắn an toàn

Chất độc xyanua dù rất độc nhưng nó lại có đặc tính tan trong nước, bay hơi ở nhiệt độ cao. Vì vậy, để thưởng thức món ăn an toàn, bạn nhớ làm theo những bước sau:

1. Chọn củ sắn còn nguyên vẹn

Cần thận trọng khi lựa chọn củ sắn. Tránh xa những củ có dấu hiệu của sự phân hủy như vân tím hoặc vân xanh, bởi đây là bằng chứng cho thấy xyanua có thể đã lan toả khắp củ.

2. Sơ chế cẩn thận

Lớp vỏ ngoài, hai đầu củ sắn, và phần lõi là nơi tích tụ nhiều xyanua nhất. Do đó, quá trình sơ chế cần được thực hiện cẩn thận bằng cách gọt sạch lớp vỏ, cắt bỏ hai đầu và loại bỏ phần lõi trước khi chế biến.

3. Ngâm sắn trong nước

Các chất độc như xyanua có thể tan trong nước, vì thế ngâm củ sắn trong nước lạnh ít nhất một vài tiếng trước khi nấu sẽ giúp giảm bớt hàm lượng độc tố.

4. Nấu đúng cách

Luộc sắn trong nước ngập và để nồi mở vung giúp cho hơi xyanua có thể bay hơi ra ngoài. Đảm bảo rằng củ sắn được nấu chín kỹ lưỡng ở nhiệt độ cao đủ lâu để phân hủy độc tố.

3 người lớn nhập viện, 1 bé tử vong vì xyanua: Chuyên gia cảnh báo chất độc có trong loại củ quen thuộc- Ảnh 2.

5. Thời gian và nhiệt độ phù hợp

Sắn cần được nấu chín hoàn toàn. Không nên tiêu thụ sắn sống hoặc chưa chín kỹ, vì xyanua có thể chưa được phân hủy hoàn toàn.

6. Không ăn sắn khi đói

Ăn sắn trên bụng đói làm tăng nguy cơ nhiễm độc do cơ thể hấp thu chất độc nhanh hơn.

7. Đối tượng cần đặc biệt lưu ý

Người già và trẻ em dưới 3 tuổi có hệ tiêu hóa yếu hơn nên tránh ăn sắn và măng. Trong trường hợp người già, việc tiêu thụ măng có thể gây khó tiêu và tắc ruột.

Tổng hợp