Thứ nhất, trong thịt cua chứa axit amin tên là histidine. Khi cua chết, một số vi khuẩn xâm nhập và biến đổi histidine thành histamin là chất gây dị ứng rất mạnh.
Histamin làm co thắt đường thở, giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, có thể gây ra suy tuần hoàn và suy hô hấp.
Thứ hai, thịt cua nhiều đạm, vị tanh nên dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập. Nấu canh cua xong không ăn ngay, hoặc nấu lại thì các vi khuẩn này có thể xâm nhập và gây ra các triệu chứng nôn nhiều, đi lỏng liên tục, dẫn đến tình trạng mất nước và rối loạn điện giải nặng…
Thứ ba, nếu chúng ta nấu canh cua không chín hẳn, một số loại ký sinh trùng như sán lá phổi xâm nhập, gây các triệu chứng buồn nôn, đi lỏng, đi ngoài liên tục…
Theo thạc sĩ, bác sĩ Hà Thùy Trang, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (Hà Nội), thời tiết nắng nóng. kết hợp việc chế biến, bảo quản thực phẩm không hợp lý dễ khiến thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn, virus hay nấm mốc có thể lây nhiễm vào thực phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản khiến người ăn vào dễ bị nhiễm trùng, nhiễm độc, gây ra các biến chứng hay gặp như mất nước và rối loạn điện giải, trường hợp nặng có thể dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Với những gia đình thường xuyên đặt đồ nấu sẵn cần lựa chọn cơ sở uy tín có quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách, đảm bảo an toàn vệ sinh.
Canh cua là món ăn bổ dưỡng, thanh mát được nhiều người ưa thích trong mùa hè nhưng cũng dễ gây ngộ độc nếu không đảm bảo độ tươi, cách chế biến và bảo quản hợp vệ sinh.
Mới đây một gia đình gồm 4 người phải nhập viện cấp cứu với các biểu hiện của hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn sau khi dùng bữa tối có món canh cua. Tại thời điểm nhập viện, triệu chứng đau bụng của người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Cả 4 người đều nôn nhiều và đại tiện phân lỏng liên tục dẫn đến tình trạng mất nước và rối loạn điện giải.