Không chỉ trong mùa hè, hoa đậu biếc được sử dụng trong tất cả các mùa trong năm vì tính đa dạng của chúng.

- Trong thực phẩm, đậu biếc giúp món ăn ngon lành, đẹp mắt hơn.

- Trong làm đẹp, đậu biếc được phụ nữ tận dụng để làm đẹp da, đẹp tóc.

- Còn trong y học, đậu biếc được dùng để pha trà, vừa là thức uống giải nhiệt, vừa có tác dụng chống bệnh ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Trà hoa đậu biếc còn được chứng minh là có chứa catechin EGCG (epigallocatechin gallate), một hợp chất quan trọng giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, từ đó làm cho calories trong cơ thể được đốt cháy nhanh hơn. Bên cạnh đó, nhiều kết quả nghiên cứu cũng cho biết trà hoa đậu biếc có công dụng phòng chống bệnh gan nhiễm mỡ và giảm mỡ bụng.

Butterfly-Pea-Tea-10-01.jpg

Trà hoa đậu biếc còn được chứng minh là có chứa catechin EGCG.

Hoa đậu biếc tốt nhưng mỗi người khỏe mạnh chỉ nên uống khoảng 1-2 ly trà hoa đậu biếc trong ngày (khoảng 5-10 bông, tương đương 1-2 gram hoa khô). Không nên uống trà hoa đậu biếc để qua đêm, bởi uống vào sẽ ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

Nhiệt độ lý tưởng để pha trà hoa đậu biếc là khoảng từ 75 - 90 độ C. Vì khi pha trà ở nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến hương vị của trà. Ngược lại, nếu pha trà với nước quá nguội thì tinh chất trong trà sẽ không tiết ra được hết.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng không phải ai cũng phù hợp để dùng trà hoa đậu biếc. Có một số nhóm người dưới đây được bác sĩ khuyến cáo rằng cần thận trọng khi uống loại trà hoa này.

3 nhóm người không nên uống trà hoa đậu biếc

1. Người bị huyết áp thấp, đường huyết thấp

Lương y Hồng Thuý Hằng (Hội Đông y Cà Mau): Trong Y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng làm giảm trị bệnh âu lo, chống trầm cảm, an thần, lợi tiểu, giải nhiệt, làm dịu và săn da… Tuy nhiên, chúng lại mang tính hàn, có thể gây lạnh bụng do đó những người có tiền sử huyết áp thấp và đường huyết thấp không nên dùng nhiều kẻo gây ra tình trạng choáng váng và chóng mặt, buồn nôn.

uong-tra-hoa-dau-biec-moi-ngay-co-tot-khong.png

Trong Y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng làm giảm trị bệnh âu lo, chống trầm cảm, an thần, lợi tiểu, giải nhiệt, làm dịu và săn da…

2. Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai

BS Nguyễn Hữu Minh (bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh ung bướu tại TP.HCM) cho biết: Nghiên cứu khoa học cho thấy hoa đậu biếc chứa rất nhiều anthocyanin - đây là hợp chất chống oxy hóa, có thể góp phần phòng ngừa bệnh ung thư cho con người. 

Xong mặt trái của nó lại là gây ức chế tính ngưng kết tiểu cầu, làm giãn cơ trơn mạch máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên không nên dùng trong các trường hợp: Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh kẻo làm ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe.

3. Người đang dùng thuốc chống đông máu

5-cach-pha-tra-hoa-dau-biec-hap-dan-nhieu.jpg

Cũng bởi hoa đậu biếc chứa nhiều chất anthocyanin nên có thể làm ngưng kết tiểu cầu, chậm đông máu, khiến thuốc mất đi tác dụng. 

Do đó, theo các bác sĩ chuyên khoa, người đang có vấn đề về khả năng đông máu, đang uống thuốc chống đông máu thì nên tránh dùng trà hoa đậu biếc.

Lưu ý:

Giới chuyên gia Đông y nhấn mạnh chỉ nên xem trà hoa đậu biếc như một thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe chứ không nên coi là thuốc, có tác dụng chữa bệnh. Không nên vì chủ quan, lạm dụng hoa đậu biếc mà để bệnh tình thêm nặng đến mức không thể cứu chữa.

https://afamily.vn/3-nhom-nguoi-khong-nen-uong-tra-hoa-dau-biec-20220728010059752.chn