Đó là lý lẽ của người mẹ trong câu chuyện tôi vô tình nghe được vào sáng nay khi ngồi trên xe bus tới công ty làm việc!
Cụ thể, trên chuyến xe bus đó, có 2 mẹ còn đang rôm rả chuyện trò. Cô bé thấy hôm nay tâm trạng mẹ rất tốt liền rụt rè hỏi: "Mẹ có thể cho con một ít tiền tiêu vặt được không?".
Sau đó, sắc mặt người mẹ chợt tối sầm lại, vội vã hỏi: "Con muốn mua gì? Mẹ sẽ mua nó cho con. Trẻ em thì cần dùng tiền để làm gì? Khi con có tiền, con sẽ tiêu nó một cách bừa bãi".
Dường như trong mắt người mẹ, một khi cô bé có tiền tiêu vặt thì sẽ trở nên hư hỏng. Cha mẹ thường chọn không cho con tiền tiêu vặt vì cho rằng đó là sự bao bọc, bảo vệ sự phát triển đúng đắn, toàn diện của trẻ.
Còn bạn, bạn có chấp nhận những gì người mẹ này đã làm không?
Trên thực tế, một đứa trẻ không được tiếp xúc với tiền từ nhỏ thì sẽ không thể kiểm soát được tiền chứ đừng nói đến việc sử dụng tiền một cách có kế hoạch. Và điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của trẻ khi chúng trưởng thành.
Ở tuổi trưởng thành, có ba quan niệm sai lầm phổ biến về tiền bạc như sau:
1. Miễn cưỡng tiêu tiền
Những người này thường có mong muốn kiểm soát tiền bạc và không muốn tiêu tiền trong tay. Nói một cách dễ hiểu, điều đó có nghĩa là họ luôn tiêu tiền một cách cẩn thận. Mỗi đồng tiền bỏ ra đều khiến họ phải suy nghĩ nhiều ngày liên tiếp, để xem có nên chi hay không và có đáng để chi hay không. Và thường thì họ chỉ chọn tiêu tiền trong các trường hợp bắt buộc.
Trên thực tế, điều đó có nghĩa là keo kiệt. Một khi tiền đã vào tay bạn, bạn sẽ không muốn tiêu nữa. Nghiêm trọng hơn, việc tiêu tiền sẽ khiến họ cảm thấy tội lỗi. Như vậy có khả năng xảy ra trường hợp dễ lợi dụng việc nhỏ mà bỏ qua việc lớn.
2. Luôn nghĩ đến việc kiếm tiền
Kiếm tiền không có gì sai, nhưng tính chiếm hữu tiền bạc của những người này vượt xa người thường, và họ sẽ dùng mọi cách để kiếm tiền.
Nhiều nhân vật chính của các tội phạm kinh tế đã trải qua thời thơ ấu nghèo khó. Khi trưởng thành, người đó trở thành người có tính ham muốn chiếm hữu tiền bạc mạnh mẽ và không ngần ngại sử dụng những cách thức phi pháp.
3. Tiêu tiền không kiểm soát
Trong khi đó, với một số người khác, khi không có kế hoạch tiêu tiền, họ sẽ không biết nên mua gì và cần mua gì.
Chỉ cần có tiền trong ví, ngay lập tức họ sẽ tận hưởng niềm vui khi tiêu tiền. Đây là tâm lý tiêu dùng không lành mạnh.