Thời tiết trở lạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nhất là nhóm người sau độ tuổi 50. Theo GS Nguyễn Lân Việt (Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam), đột quỵ thường gặp ở nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi. Nguyên nhân khiến đột quỵ xuất hiện nhiều vào trời lạnh sau tuổi 50 là do tình trạng lão hóa xuất hiện rõ rệt, mạch máu trở nên xơ cứng, độ đàn hồi thành mạch giảm. 

3 thói quen là "ngòi châm" đột quỵ sau tuổi 50, chú ý làm 4 việc để phòng tránh - Ảnh 1.

Đột quỵ thường gặp ở nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi. (Ảnh minh họa)

Vào trời lạnh, cơ chế tự điều hòa của tuần hoàn kém hơn bình thường, mạch máu co lại đột ngột, huyết áp tăng cao dẫn đến đột quỵ khó tránh. Chưa kể, sau độ tuổi 50, tuổi tác cho thấy bạn không còn trẻ khỏe càng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tật tấn công, trong đó có đột quỵ.

Vì nguy cơ đột quỵ vào trời lạnh sau tuổi 50 rất phổ biến, vậy nên chuyên gia khuyên nhóm đối tượng này càng cần cẩn trọng hơn trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Một số thói quen ăn uống cần điều chỉnh, nếu không chúng sẽ là "ngòi châm" dẫn lối đột quỵ tìm đến.

3 thói quen là "ngòi châm" đột quỵ tìm đến sau tuổi 50

1. Ăn nhiều đường tinh luyện

Đường tinh luyện, như loại có trong nước ngọt, kẹo, ngũ cốc và các mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn có thể gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe tim mạch. Chúng không chỉ gây viêm, béo phì mà còn dễ dẫn đến bệnh tim mạch, tiểu đường.

3 thói quen là "ngòi châm" đột quỵ sau tuổi 50, chú ý làm 4 việc để phòng tránh - Ảnh 2.

Ăn nhiều đường tinh luyện làm tăng nguy cơ đột quỵ sau tuổi 50. (Ảnh minh họa)

2. Tùy ý ăn nhiều mỡ động vật

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol LDL. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Do đó, sau tuổi 50, dù nam hay nữ tự ý ăn nhiều mỡ động vật thì đều cần cẩn trọng đột quỵ tìm đến.

3. Vẫn tiêu thụ đồ ăn nhanh như ở độ tuổi đôi mươi

Phần lớn đồ ăn nhanh đều có hàm lượng natri, chất béo và calo cao. Đối với những người bị huyết áp cao, natri có thể làm tình trạng thêm trầm trọng. Từ đó gây suy yếu hoặc tổn thương tim mạch theo thời gian.

Ngoài ra, các loại dầu thực vật thường được sử dụng để chiên các món trong thực đơn thức ăn nhanh cũng kém lành mạnh hơn so với loại dầu bạn sử dụng ở nhà. Hàm lượng chất béo cao sẽ làm tăng lượng calo của các món ăn, đôi khi tạo ra các bữa ăn có hơn 1000 calo.

Việc hấp thụ lượng calo lớn có nhiều khả năng dẫn đến tăng cân quá mức, gây thêm căng thẳng cho tim cũng như các cơ quan nội tạng khác.

3 thói quen là "ngòi châm" đột quỵ sau tuổi 50, chú ý làm 4 việc để phòng tránh - Ảnh 3.

Tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ đột quỵ khi bạn già đi. (Ảnh minh họa)

Nên thay đổi ăn uống như thế nào để phòng tránh đột quỵ?

1. Ăn chất béo lành mạnh

Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, sau tuổi 50 nên chọn ăn chất béo lành mạnh như chất béo không bão hòa đơn có nhiều trong dầu ôliu, dầu hạt cải; chất béo không bão hòa đa tìm thấy trong một số loại cá, quả bơ, quả hạch và hạt. Đây là những loại chất béo lành mạnh tốt cho tim mạch, phòng tránh đột quỵ.

Những loại chất béo này có thể thay thế carb tinh chế, chất béo bão hòa. Trong khi carb tinh chế, chất béo bão hòa có thể gây ra các vấn đề sức khỏe vì tăng nồng độ cholesterol, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

3 thói quen là "ngòi châm" đột quỵ sau tuổi 50, chú ý làm 4 việc để phòng tránh - Ảnh 4.

Ăn chất béo lành mạnh để phòng tránh đột quỵ. (Ảnh minh họa)

2. Ăn chế độ ít muối

Việc hấp thụ nhiều natri có liên quan đến tăng huyết áp, góp phần dẫn đến đột quỵ. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng lượng natri vừa phải có tác dụng bảo vệ bạn tránh khỏi nguy cơ này.

Cụ thể, theo một báo cáo năm 2021 được công bố trên tạp chí Stroke, lượng natri hấp thụ cao hơn có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ. Đó là lý do tại sao Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đưa ra công bố hướng dẫn về việc ăn muối mỗi ngày: Trung bình một người trưởng thành tại Mỹ nên ăn ít hơn hoặc bằng 1.500mg natri.

3. Ăn nhiều chất xơ

CDC liệt kê các hướng dẫn cụ thể về lối sống có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Danh sách bao gồm duy trì tập thể dục thường xuyên, hạn chế uống rượu và có một chế độ ăn uống lành mạnh.

3 thói quen là "ngòi châm" đột quỵ sau tuổi 50, chú ý làm 4 việc để phòng tránh - Ảnh 5.

Ăn nhiều trái cây, rau quả và cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể mỗi ngày để tránh đột quỵ. (Ảnh minh họa)

Khi nói đến "chế độ ăn uống lành mạnh", CDC đề nghị ăn thực phẩm ít chất béo bão hòa, ăn nhiều trái cây, rau quả và cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể mỗi ngày.

Trong một phân tích tổng hợp xem xét hơn 8.900 trường hợp đột quỵ, người ta thấy rằng ăn chất xơ giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Theo báo cáo, nguy cơ này giảm khoảng 12% nếu bạn ăn thêm 10g chất xơ trong ngày.

4. Hạn chế ăn thịt đỏ

Một thói quen ăn uống quan trọng khác để ngăn ngừa đột quỵ là hạn chế tiêu thụ thịt đỏ vì chúng có hàm lượng chất béo bão hòa cao.

Theo một đánh giá được công bố trên Tạp chí Stroke and Vascular Neurology, việc thay thế chất béo bão hòa như thịt đỏ bằng chất béo lành mạnh lấy cảm hứng từ chế độ ăn Địa Trung Hải sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ.