Vấn đề thứ nhất: Không gian eo hẹp khó thiết kế

Thiết kế nhà vệ sinh sao có thể khiến bạn đau đầu đến vậy? - Ảnh 1.

Theo một số liệu điều tra thực tế, diện tích mà một gia đình thông thường dành cho nhà vệ sinh chỉ vỏn vẹn có 5m2 hoặc thậm chí ít hơn. Nên phải làm sao tận dụng hết diện tích cho phép này là một câu hỏi thật hóc búa…

Cách giải quyết: Một phòng tắm chật chội đòi hỏi chúng ta trong lúc lắp đặt thiết bị và trang trí cần phải cố gắng hết sức để tận dụng và quan tâm sâu sát đến tính tổng thể.

Đặc biệt cần quan tâm đến những vật dụng tiết kiệm không gian và có khả năng đánh lừa thị giác, tạo nên một khung cảnh rộng rãi hơn. Trong nhà vệ sinh bồn rửa mặt và bệ xí là hai thứ có thể chọn loại nhỏ nhằm tiết kiệm không gian.

Bồn rửa tay có thể dùng loại treo gắn vào tường, không nhất định phải có tủ cầu kỳ. Hiện giờ có những loại bồn rửa tay kết hợp với bồn vệ sinh, rất hiện đại và tiện dụng cho bạn tham khảo.

Và đừng quên vấn đề phối màu. Nhà vệ sinh nên có một màu sắc chủ đạo, và nên là màu sáng, nhạt để tạo độ sáng cùng cảm giác rộng rãi.

3 vấn đề luôn làm khó bạn khi thiết kế nhà vệ sinh và cách giải quyết "không thể tuyệt hơn" - Ảnh 2.

Vấn đề thứ hai: Không gian và đồ đạc không phối hợp được với nhau

Trong quá trình lắp đặt thiết bị và trang trí cho nhà vệ sinh bạn thường xuyên gặp phải trường hợp gây " cụt hứng" như thế này. Vui mừng hăm hở lựa chọn một bộ thiết bị thật hợp ý mình, rồi đến khi tiến hành lắp đặt lại vì vấn đề màu sắc, kích thước, tính năng mà không thể nào phù hợp với nhà vệ sinh vốn có. Kế hoạch vì vậy mà phải thay đổi, khiến bạn khó chịu không vui.

Thiết kế nhà vệ sinh sao có thể khiến bạn đau đầu đến vậy? - Ảnh 3.

Cách giải quyết: Thông thường những thiết bị trong nhà vệ sinh thường do người có chuyên môn phụ trách đảm nhiệm, vì mỗi loại mỗi cái lại có những yêu cầu kỹ thuật lắp đặt khác nhau. 

Nên trước khi quyết định mua bạn nhất định phải tìm hiểu thật kỹ về phương án lắp đặt, cách thức thi công và các yêu cầu lắp đặt thật chi tiết và cụ thể.

Ví dụ mỗi loại vòi hoa sen lại cần những loại ống nước, cút nối có kích thước khác nhau, người thợ thi công trước phải để lại vị trí lắp đặt thích hợp cho người sau tiến hành. Bệ toa lét lại cần để ý đến đường ống vị trí hố ga…

Nếu những điều trên không được tính toán cẩn thận ngay từ đầu sẽ khó lòng lắp đặt được đầy đủ các thiết bị, có lắp được cũng không hoàn chỉnh và dễ gây chênh lệch, nhanh hỏng hóc.

Thiết kế nhà vệ sinh sao có thể khiến bạn đau đầu đến vậy? - Ảnh 4.

Vấn đề thứ ba: Khó tận dụng không gian thừa

Cho dù nhà vệ sinh của bạn to hay nhỏ, cũng sẽ có những góc không gian thừa ra chẳng để làm gì được. Chúng thường ở những góc hẹp, khuất, rất sát cạnh và khó có thể dùng được vào việc gì khác.

Thiết kế nhà vệ sinh sao có thể khiến bạn đau đầu đến vậy? - Ảnh 5.

Cách giải quyết: Thực ra nếu suy nghĩ và tìm hiểu học hỏi thêm một chút những góc cạnh này có thể trở thành điểm sáng của nhà vệ sinh. Ví dụ như bên dưới bồn rửa tay có thể trở thành một chỗ cất đồ đạc hoàn hảo.

Đặt một chiếc giá ở đó và sắp xếp những đồ tẩy rửa, dụng cụ cọ rửa và tắm gội của gia đình.

Gương cũng tương tự như vậy, thiết kế một chiếc tủ hộc để đồ dùng hay khăn tắm, mũ tắm và đồ chơi cho em bé cũng khá hợp lý, lại còn có không gian bên trên để trưng bày thêm những bình hoa nhỏ, tượng hoặc một chiếc đồng hồ xinh giúp xem thời gian nữa đó.

Thiết kế nhà vệ sinh sao có thể khiến bạn đau đầu đến vậy? - Ảnh 6.