Không thể phủ nhận rằng đồ nội thất làm từ chất liệu gỗ là một trong những sản phẩm có tính nghệ thuật cao. Sự bề thế, sang trọng của toàn bộ ngôi nhà thể hiện chính ở đồ gỗ nên từ trước đến nay đồ nội thất gỗ có những họa tiết chạm trổ cầu kỳ luôn là mơ ước của nhiều gia chủ.
Ngắm thì thích nhưng việc vệ sinh đồ gỗ lại chẳng dễ dàng như bạn tưởng. Việc xử lý được từng ngóc ngách trong ngôi nhà lại thực sự là nỗi ám ảnh vì quá khó để xử lý chúng. Đồ gỗ chạm trổ có độ phức tạp nhất định.Thậm chí nhiều người còn bị ám ảnh khi làm vệ sinh đồ gỗ có nhiều vết chạm trổ như vậy. Gần đến Tết, nếu cũng đang đau đầu với việc vệ sinh loại vật liệu này thì bạn có thể tham khảo các mẹo dưới đây.
Cách số 1: Dùng tăm nước
Thay vì phải lau bằng tay tốn thời gian và công sức thì một số người đã nghĩ ra cách sáng tạo là dùng tăm nước với lực xịt mạnh để đi hết chất bẩn ở những món đồ nội thất gỗ nhiều hoa văn chạm trổ.
Dụng cụ chuẩn bị:
Tăm nước
Thao tác thực hiện:
Dùng đầu của tăm nước xịt vào các vị trí bám bẩn trên đồ nội thất.
Lưu ý:
- Để tay cách xa tránh làm xước hoặc mất lớp bóng của mặt gỗ.
Ưu điểm:
Nhanh gọn, đỡ tốn công sức.
Nhược điểm:
- Cách làm này là dễ làm nước vương ra khắp nhà, nên những nội thất gỗ cạnh tường, trọng lượng nặng thì không nên áp dụng cách này.
Cách số 2: Dùng máy rửa xe
Bạn không nghe nhầm đâu, đây là giải pháp được nhiều người lựa chọn để giải thoát cảnh ngao ngán vệ sinh đồ gỗ nhiều họa tiết cầu kỳ.
Dụng cụ chuẩn bị:
Máy rửa xe
Thao tác thực hiện:
Dùng vòi của máy rửa xe xịt nước vào các vị trí bám bẩn trên đồ nội thất.
Ưu điểm:
- Hạn chế việc sử dụng hóa chất lên bề mặt gỗ và loại bỏ bụi bẩn tuyệt đối.
- Không để lại vệt nước đọng như khi sử dụng các phương pháp thông thường.
Nhược điểm:
- Không phải gia đình nào cũng có máy rửa xe. Sắm về hơi tốn kém, rẻ nhất cũng đến 1,5 triệu/chiếc.
Cách số 3: Dùng cọ quét sơn
Dụng cụ chuẩn bị:
- Cọ quét sơn
- Lọ cồn 70 độ
- Máy nén khí hoặc bất kỳ máy gì có thể tạo được áp lực hơi.
Thao tác thực hiện:
B1: Pha lọ cồn với 10 lít nước
B2: Dùng cọ quét sơn cọ rửa
B3: Lấy khăn lau cho khô
B4: Dùng máy nén khí lắp thêm đầu xì hơi thổi khô
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ.
Nhược điểm:
Cách làm khá cồng kềnh khi cần máy nén khí nên các gia đình nào không có sẽ khó thực hiện được.
Cách số 4: Sử dụng bàn chải đánh răng ở những nơi khó tiếp cận
Một số khu vực trong đồ nội thất, chẳng hạn như các góc hoặc đường cong, có thể khó tiếp cận bằng giẻ lau hay xịt rửa. Đối với những khu vực này, hãy sử dụng bàn chải đánh răng.
Dụng cụ chuẩn bị:
Bàn chải đánh răng
Thao tác thực hiện:
B1: Nhúng bàn chải đánh răng vào dung dịch tẩy rửa.
B2: Theo chiều dọc, chà xuống những khu vực khó tiếp cận cho đến khi hết bụi bẩn là được.
Lưu ý:
Chú ý chà theo thớ gỗ với lực nhẹ nhàng.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ.
Nhược điểm:
Làm thủ công bằng tay nên tốn khá nhiều sức lực.
Lưu ý khi vệ sinh đồ gỗ được chạm trổ cầu kỳ
- Nếu món đồ gỗ chạm trổ cầu kỳ của bạn là món đồ đắt tiền, đồ sưu tầm thì không nên vội vàng xử lý. Nếu không có kinh nghiệm hoặc lo lắng bạn có thể thuê các đơn vị có chuyên môn xử lý giúp.
- Bạn cũng nên kiểm tra chất tẩy rửa trên một phần nhỏ của đồ nội thất. Thử một lượng trên một khu vực nhỏ đợi vài giờ và kiểm tra. Nếu bạn không nhận thấy bất kỳ hư hỏng hoặc đổi màu nào thì chất tẩy rửa này có thể an toàn để sử dụng.
- Không xịt hóa chất làm sạch vào những kẽ, mối nối. Các khớp gỗ đã được làm chuẩn xác khi thiết kế, do đó nếu bạn làm ẩm thì chúng sẽ bị sai khác và hỏng đi.
- Khi vệ sinh chà xát nhẹ nhàng, tránh bị bong lớp sơn bóng trên gỗ. Bạn không nên dùng vải nhám hoặc bàn chải cứng để vệ sinh.
- Chú ý vệ sinh phần mặt dưới bàn ghế để loại bỏ hoàn toàn nhện hoặc sâu bọ, mối mọt làm tổ.
- Nếu không có dung dịch vệ sinh gỗ chuyên dụng, bạn có thể dùng các chất tự nhiên thay thế như giấm gạo, baking soda... vệ sinh ghế gỗ chạm trổ cũng có thể làm sạch tốt.
- Không dùng máy phun áp lực xịt trực tiếp lên bề mặt gỗ.
- Không phơi ghế chạm trổ dưới trời nắng trực tiếp.