Loại 1: Hành động thay lời muốn nói

Nam giới kiểu này nghĩ, phải xin lỗi vợ là mất phẩm giá và khiến lòng tự tôn của họ bị tổn thương. Anh ấy không thừa nhận lỗi lầm qua lời nói dù biết mình có tội.

Nói cách khác, anh ấy thích dùng kế sách khác để bày tỏ lời xin lỗi như nói chuyện với bạn bằng giọng ấm áp hoặc mang cho bạn đồ vật yêu thích. Thông qua đó, bạn có thể hiểu được nỗ lực hòa giải của chồng và thử giúp đỡ anh ấy nói lời “xin lỗi” trực tiếp.

 

 

Loại 2: Không bao giờ có lỗi

Kiểu đàn ông này không biết tự nhận lỗi hoặc thừa nhận lỗi lầm với người khác. Anh ấy nghĩ bản thân không có lỗi, nên mọi việc anh ấy làm đều đúng hoặc có lý do thích đáng. Chính lòng tự trọng quá cao này đã ngăn cản anh ấy nói lời xin lỗi, nhất là với vợ mình.

Để làm vợ của kiểu chồng này, đòi hỏi bạn thật kiên nhẫn. Anh xã cần được phân tích và chỉ dẫn về những sai lầm của bản thân một cách tế nhị. Làm sao để anh ấy hiểu rằng, không ai hoàn hảo, ai cũng có thể mắc lỗi và cần được đánh giá khách quan hơn.

Loại 3: Cố tình lờ tội lỗi

Đó là kiểu chồng không chịu nhận lỗi ngay mà cố trì hoãn cho đến khi họ buộc phải xin lỗi để cứu vớt tình hình. Anh ấy nói xin lỗi lấy lệ, có thể kèm theo cái bĩu môi hoặc nhăn trán. Lòng tự trọng đàn ông lại buộc anh ấy phải hoàn thành màn xin lỗi cho xong.

Có thể coi anh chồng dạng này là trẻ con bởi lời xin lỗi chưa hoàn thiện và anh ấy cũng chưa hiểu hết giá trị của nó. “Nửa kia” của họ có khi chấp nhận lời xin lỗi một cách miễn cưỡng vì khi phải cố gắng để hối lỗi thì lời hối lỗi ấy chỉ có một nửa giá trị.

Loại 4: Đàn ông hoàn hảo

Mẫu đàn ông thứ tư là tuyệt vời nhất. Anh ấy là mẫu đàn ông nhạy cảm và tế nhị. Anh ấy dũng cảm thừa nhận lỗi lầm và không e ngại nói xin lỗi. Lời xin lỗi đó là chân thành, từ sâu thẳm trái tim và tràn ngập tình yêu nên dễ dàng được phụ nữ chấp nhận. Mẫu chồng kiểu này rất đáng kính và được vợ dễ cho qua, dù là lỗi nhỏ nhất.
 
Theo Mẹ&bé