4 cách tận dụng thức ăn thừa hiệu quả nhất - Ảnh 1.

Lãng phí thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường, nền kinh tế và chất lượng cuộc sống (Ảnh: ITN)

Lãng phí thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường, nền kinh tế và chất lượng cuộc sống.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới, khoảng 1/3 lượng thực phẩm được sản xuất trên toàn cầu bị thất thoát hoặc lãng phí mỗi năm. Điều này có nghĩa là các nguồn tài nguyên quý giá như nước, đất đai, năng lượng và lao động cũng bị lãng phí.

Trong ngành thực phẩm và đồ uống, việc giảm lãng phí thực phẩm có thể giúp tiết kiệm tiền và cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Một trong những cách giảm lãng phí thực phẩm là tái sử dụng thức ăn thừa thành những món ăn mới thơm ngon, bổ dưỡng và sáng tạo.

Dưới đây là một số lời khuyên để bạn áp dụng ngay khi có thể.

Lên kế hoạch trước cho bữa ăn

Bước đầu tiên để tái sử dụng thức ăn thừa là lên kế hoạch trước. Nói cách khác, trước khi nấu hoặc gọi đồ ăn, hãy nghĩ xem bạn cần bao nhiêu và cách sử dụng thức ăn thừa.

Ví dụ, nếu bạn làm món gà nướng, bạn có thể dùng xương để làm món súp, thịt để làm bánh mì sandwich hoặc salad và da để làm đồ ăn nhẹ giòn.

Nếu bạn gọi pizza, bạn có thể dùng những lát bánh pizza thừa trộn cùng món thịt hầm ăn sáng. Nói chung, lập kế hoạch trước có thể giúp bạn tránh mua quá nhiều, chế biến quá mức.

Bảo quản đúng cách

4 cách tận dụng thức ăn thừa hiệu quả nhất - Ảnh 2.

Bảo quản thức ăn thừa đúng cách có thể giúp ngăn ngừa hư hỏng, ô nhiễm và mất hương vị cũng như kết cấu. (Ảnh: ITN).

Bước thứ hai để tái sử dụng thức ăn thừa là bảo quản đúng cách. Điều này có nghĩa là giữ chúng trong hộp kín, dán nhãn ghi ngày tháng và làm lạnh hoặc đông lạnh chúng càng sớm càng tốt.

Bảo quản thức ăn thừa đúng cách có thể giúp ngăn ngừa hư hỏng, ô nhiễm và mất hương vị cũng như kết cấu. Nó cũng có thể giúp bạn theo dõi những gì bạn có và sử dụng chúng trước khi chúng trở nên mất tác dụng.

Một số thực phẩm có thể để được lâu hơn những thực phẩm khác trong tủ lạnh hoặc tủ đông, vì vậy bạn cần kiểm tra ngày hết hạn đồng thời sử dụng các giác quan của bạn để xác định xem chúng có còn an toàn và ăn được hay không.

Chế biến đồ ăn thừa một cách sáng tạo

Bước thứ ba để tái sử dụng đồ thừa là biến đổi chúng một cách sáng tạo. Điều này có nghĩa là sử dụng các nguyên liệu, gia vị, nước xốt và phương pháp nấu khác nhau để tạo ra các món ăn mới khác với món ăn ban đầu.

Ví dụ, bạn có thể biến cơm thừa thành cơm chiên, cơm risotto hoặc bánh gạo. Bạn có thể biến bánh mì còn sót lại thành bánh pudding hoặc bánh mì nướng, biến rau còn sót lại thành súp, món hầm hoặc khoai tây chiên...

Việc biến đổi thức ăn thừa một cách sáng tạo có thể giúp bạn tránh được sự nhàm chán, lãng phí và lặp lại.

Thịt luộc còn thừa: Hãy thêm một chút tiêu, muối, nấm hương để biến chúng thành món thịt đông thơm dẻo và tốn cơm.

Dưa chuột còn thừa có thể cho thêm một ít muối, giấm, đường, tỏi, ớt là có ngay một món dưa chua ăn kèm ngon tuyệt cú mèo.

Với những người ăn chay, có thể sử dụng các loại củ có tính ngọt như cà rốt, hành tây rồi cho thêm một ít quế hồi và muối. Vậy là bạn đã hoàn thành xong nồi nước lèo để ăn kèm với bún rồi nè.

Xử lý thức ăn thừa bằng cách sấy khô

Sấy khô là phương pháp được nhiều người sử dụng để tái chế thức ăn thừa khoa học nhất.

Với những loại thức ăn như xôi, cơm bạn có thể đem đi phơi khô để có thể sử dụng và bảo quản chúng lâu dài hơn.

Nếu như phơi khô bạn có thể sử dụng chúng được khoảng 1 năm, hoặc bạn có thể biến chúng thành món cơm cháy rang, bánh hoặc xôi chè.

Trước khi đem chúng đi phơi khô bạn nên làm sạch chúng nhé.

Theo linkedin.com