1. Cảm cúm và các bệnh hô hấp

Thời tiết mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Khi bị cảm, cơ thể xuất hiện triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho... Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng.

benh-mua-mua-1

Cảm cúm rất dễ dàng lây lan cho người khác hơn là cảm lạnh. Bệnh cảm cúm không có thuốc đặc trị do virus gây ra mà thường được chỉ định các loại thuốc nhằm điều trị triệu chứng. Cảm cúm thông thường sẽ thường tự khỏi sau khoảng 5-7 ngày. 

Với người lớn, khi đi ra ngoài nếu bị dính nước mưa cũng rất dễ bị cảm cúm, người bị cảm cúm thường sốt cao từ 38-39 độ C kèm theo mệt mỏi toàn thân và đau nhức cơ thể, sổ mũi. Triệu chứng bệnh thường dồn dập và đột ngột, tăng nhanh chóng trong khi cảm lạnh thường tiến triển chậm và dễ chữa khỏi bằng các chế độ chăm sóc đúng cách.

2. Sốt xuất huyết

Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Mặt khác, sau mưa các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh sau mưa. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình trong số này là bệnh sốt xuất huyết.

Theo Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến ngày 21/7, toàn thành phố ghi nhận 1.372 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. 90% trường hợp mắc đã khỏi bệnh, hiện chỉ còn 140 bệnh nhân đang điều trị. Bệnh nhân phân bố tại 272 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã.

benh-mua-mua-2

Nguyên nhân do thời tiết chuyển mùa nắng nóng và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và lây truyền bệnh.

3. Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến, thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh sẽ dễ mắc và dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao trong mùa mưa lũ.

benh-mua-mua-3

Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính và ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng đến nhiều sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nếu không giữ vệ sinh phòng tránh lây lan, điều trị kịp thời, thích hợp… sẽ dẫn đến biến chứng như viêm giác mạc, dẫn tới suy giảm thị lực thậm chí mù lòa.

4. Bệnh ngoài da

Khi mưa tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao, ngoài khí CO2 tăng lên thì trong không khí còn có bụi bặm, khí độc, vi sinh… Khi đi dưới mưa, những phần cơ thể tiếp xúc với áo mưa hoặc áo mưa che phủ sẽ bị nóng nực và ẩm ướt. Nếu dầm mưa quá lâu, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi làm cho vùng da đó bị ẩm ướt. Do đó, những người có sẵn bệnh lý nấm, ghẻ… bệnh sẽ nặng hơn, gây ra tình trạng ngứa ngáy rất nhiều thậm chí lan ra những vùng khác trên cơ thể.

benh-mua-mua-4

Theo bác sĩ da liễu, đối với bệnh nấm bàn chân do mang giầy dép ướt hoặc do lội trong nước mưa lâu, biện pháp tốt nhất là tránh lội nước. Tốt nhất nên đi dép, đi giày xăng đan, nếu phải mang vớ thì nên mang vớ cotton hơn là vớ len.

Đối với những bệnh lý về da do mặc áo mưa thì tốt nhất nên sử dụng áo mưa làm bằng các loại vải mát, thông thoáng, cản nước tốt và chỉ mặc những lúc cần thiết. Nếu trời bớt mưa nên cởi áo mưa hẳn ra ngoài, không nên mặc trong một thời gian dài dễ gây tăng tiết mồ hôi, nóng nực ở trong người dẫn đến những bệnh kể trên.

Đối với da đầu, khi tiếp xúc với nước mưa mà đội mũ bảo hiểm dễ tạo điều kiện cho nấm trên da đầu dễ phát triển. Người lớn sẽ bị gàu, trẻ em bị nấm da đầu, vì thế sau khi đi mưa về cần lưu ý gội đầu sạch sẽ, phơi khô mũ bảo hiểm, quần áo để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.