Lý thuyết của y học cổ truyền Trung Quốc luôn coi trọng việc duy trì năng lượng dương. Trong cuốn "Hoàng đế nội kinh" có ghi chép rằng: "Người có năng lượng dương thấp thì tuổi thọ cũng sẽ bị rút ngắn". Nói một cách đơn giản, dương khí là nguồn năng lượng của sự sống con người, đó là lý do tại sao y học cổ truyền Trung Quốc rất coi trọng dương khí trong cơ thể.
Dương khí thể hiện sức mạnh và năng lượng. Dương khí có thể tác động đến các chức năng trong cơ thể, bao gồm hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.
Nếu thiếu dương khí, một người sẽ không thể đảm bảo được sức khỏe thể chất, tinh thần uể oải, đồng thời có thể tuổi thọ của người đó sẽ bị suy giảm. Ngược lại, dương khí vượng, con người sẽ khỏe mạnh sung mãn, không dễ ốm đau, tuổi thọ kéo dài.
Một người dương khí yếu sẽ có đặc điểm vô cùng khác biệt với người dương khí mạnh, được thể hiện rất rõ qua những dấu hiệu dưới đây.
Dương khí không đủ có thể gây ra 4 loại bệnh
1. Lạnh tay chân
Thiếu dương khí sinh ra một cơ thể lạnh, đặc điểm lớn nhất là tay chân lạnh. Ngược lại, những người có dương khí dồi dào sẽ luôn sở hữu đôi bàn tay, bàn chân ấm áp, cơ thể không dễ bị cảm lạnh do thời tiết.
2. Tiêu chảy, chướng bụng
Nhờ có đầy đủ dương khí mà lá lách, dạ dày sẽ vận động tốt, từ đó người dồi dào dương khí sẽ tiêu hóa nhanh chóng khi ăn và không bị khó tiêu.
Những người thiếu dương khí thì chức năng tiêu hóa cũng sẽ có vấn đề, dễ bị tiêu chảy, có khi còn gây chướng bụng. Ngoài ra, cảm giác thèm ăn sẽ trở nên kém đi.
Người dương khí kém không nên ăn đồ lạnh vì sẽ làm tổn thương lá lách và dạ dày; cũng không nên lạm dụng thuốc kháng sinh vì sẽ gây ra các tác dụng phụ.
3. Thường xuyên bị cảm lạnh và ho
Người có dương khí đầy đủ thì bệnh tuy có biểu hiện nghiêm trọng nhưng đến rồi đi rất nhanh, còn người dương khí yếu thì bệnh nhẹ cũng hóa nặng và hồi phục chậm. Vì thể chất yếu nên nhóm người này thường xuyên bị cảm lạnh, ho, sốt và mắc các căn bệnh do thời tiết khác...
4. Mắt mờ, đục
Khi dương khí mạnh thì mắt của mỗi người sẽ rất sáng. Ngược lại, một người thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính có thể ảnh hưởng đến dương khí, thói quen này khiến đôi mắt của họ ngày càng mờ và đục.
Những thói quen làm tiêu tán dương khí
1. Thức khuya quá 23h.
2. Sử dụng đồ uống lạnh, đồ ăn sống.
3. Nằm điều hòa quá lạnh.
4. Ăn mặc mỏng manh, đi chân trần...
5. Ăn kiêng quá mức.
6. Làm việc và sống trong môi trường tối tăm, ẩm ướt.
7. Sử dụng thuốc kháng sinh, nội tiết tố, thuốc lợi tiểu, thuốc đông y để thanh nhiệt, giải độc trong thời gian dài.
8. Tắm nước lạnh.
9. Tiêu thụ nhiều đồ ăn cay.
10. Uống rượu bia.
Cách để "hồi sinh" dương khí ai cũng nên biết
1. Tiêu thụ gừng ngâm
Gừng có tính nóng, là nguyên liệu tốt nhất để "hồi sinh" dương khí. Cách đơn giản nhất là ngâm gừng trong giấm, ngâm ba ngày rồi sử dụng.
2. Ngâm chân nước nóng
Ngâm chân là liệu pháp dưỡng sinh hiệu quả của Đông y, nếu thường xuyên ngâm chân, bạn có thể loại bỏ cái lạnh, đồng thời kích thích kinh lạc ở bàn chân, làm dịu cảm xúc tiêu cực, hỗ trợ giấc ngủ, cải thiện dương khí.
3. Vận động mỗi ngày
Sau khi vận động, toàn thân sẽ phát ra nhiệt, có thể thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, giảm bớt thấp khí cho cơ thể, cải thiện tình trạng thiếu dương khí, cũng như tình trạng sức khỏe của nhóm người có thể chất hàn lạnh.
4. Uống trà quế
Thức uống này phù hợp với chị em sợ lạnh, hay bị đổ mồ hôi. Muốn làm ấm cơ thể, kích thích kinh nguyệt, tăng dương khí. Chuẩn bị: 9g quế, 9g mẫu đơn bì, 9g cam thảo, 9g gừng, 2 miếng táo tàu... Cho hết 5 vị thuốc này vào nồi đun sôi.
Sau khi uống khoảng 10 ngày, tình trạng đổ mồ hôi, sợ lạnh sẽ cải thiện. Tuy nhiên, những phụ nữ bị nóng trong không thích hợp dùng bài thuốc này.