Nhắc đến gia vị, nhiều người thường có ác cảm, cho rằng chúng không tốt cho sức khỏe và cần hạn chế tối đa. Tuy nhiên, không phải tất cả gia vị đều gây hại, và ngược lại có không ít loại gia vị làm món ăn thêm phần hấp dẫn, mang lại lợi ích sức khỏe lớn.
Đặc biệt, có một số loại gia vị còn được xem như “thầy thuốc tự nhiên” với công dụng phòng bệnh và hỗ trợ trường thọ. Dưới đây là 4 loại gia vị phổ biến có lợi cho sức khỏe.
4 loại gia vị này thực ra chính là "thầy thuốc trường thọ" có sẵn trong thiên nhiên
1. Hành tím
Hành tím chứa quercetin, một flavonoid có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nutrition Journal, quercetin có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch và tiểu đường.
Một nghiên cứu khác từ Journal of Agricultural and Food Chemistry còn chỉ ra rằng hành tím có khả năng chống viêm và có thể ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Lưu ý khi sử dụng:
- Nên ăn hành tím tươi hoặc dùng ở nhiệt độ vừa phải để giữ được chất dinh dưỡng.
- Tránh ăn quá nhiều hành tím vì có thể gây kích ứng dạ dày và hơi thở có mùi nồng.
2. Mù tạt
Mù tạt chứa các hợp chất isothiocyanates – có đặc tính chống ung thư, đã được xác nhận trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Carcinogenesis. Các hợp chất này có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Một nghiên cứu từ Journal of Ethnopharmacology cho thấy mù tạt còn có tác dụng kích thích tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Lưu ý khi sử dụng:
- Tránh ăn quá nhiều mù tạt, đặc biệt với người có tiền sử viêm loét dạ dày vì tính cay nồng có thể gây kích thích dạ dày.
- Khi dùng với hải sản, không nên kết hợp mù tạt với rượu vì dễ gây kích ứng niêm mạc miệng.
3. Gừng
Gừng không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm ho, chống viêm và giải độc. Từ lâu, gừng đã được sử dụng để chữa trị cảm lạnh, đau bụng, buồn nôn và làm ấm cơ thể.
Uống nước gừng nóng còn giúp tăng tuần hoàn máu và giảm thiểu các triệu chứng do cảm lạnh gây ra. Gừng còn có tác dụng giảm đau, chống viêm, rất hữu hiệu khi điều trị ngộ độc thực phẩm và các bệnh về đường hô hấp.
Lưu ý khi sử dụng:
- Người bị huyết áp cao nên hạn chế dùng gừng vì có thể gây tăng huyết áp.
- Không nên dùng gừng tươi với thuốc chống đông máu như aspirin để tránh nguy cơ chảy máu.
4. Giấm
Giấm chứa từ 0,4% đến 0,6% axit axetic, có thể giúp ức chế vi khuẩn và virus, đặc biệt hữu ích khi thêm vào các món ăn trong mùa dịch. Giấm không chỉ giúp tăng hương vị mà còn hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ đường ruột và giảm cholesterol. Ngoài ra, giấm còn có tác dụng kích thích vị giác và giảm cảm giác thèm ngọt, từ đó hỗ trợ quản lý cân nặng, tăng cường sức khỏe tim mạch.
Một nghiên cứu từ Journal of Food Science chỉ ra rằng giấm có thể giúp kiểm soát đường huyết sau bữa ăn, đặc biệt hữu ích cho người tiểu đường loại 2.
Đặc biệt, khi giấm ngâm cùng mật ong sẽ tạo thành một loại hỗn hợp không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sự kết hợp giữa giấm và mật ong có thể giúp tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ quá trình giảm cân. Giấm ngâm mật ong có thể giúp kiểm soát đường huyết sau bữa ăn, giảm cảm giác thèm ăn, hữu ích cho người tiểu đường.
Lưu ý khi sử dụng:
- Không nên uống giấm trực tiếp vì có thể gây tổn thương dạ dày và men răng; hãy pha loãng khi sử dụng.
- Với người bị dạ dày nhạy cảm hoặc loét dạ dày, giấm có thể gây kích thích và nên được sử dụng hạn chế.