Đường huyết là một trong những chỉ số rất quan trọng đối với cơ thể người. Nếu đường huyết quá thấp có thể gây mệt mỏi, hôn mê, còn đường huyết quá cao sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường, kéo theo vô số biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, thị lực, thậm chí còn thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Không chỉ người cao tuổi mà ngay cả những người trẻ cũng cần quan tâm đến chỉ số đường huyết. Bằng cách tăng cường vận động, ăn uống khoa học, đặc biệt là phải tiêu thụ vừa đủ những thực phẩm chứa nhiều đường... có như vậy chúng ta mới có thể kiểm soát được lượng đường trong máu.

QUOTES 1.jpeg

Hoa quả dù là nguồn vitamin, khoáng chất rất quý báu nhưng một số loại quả dưới đây dù không quá ngọt nhưng lại chứa nhiều đường, tiêu thụ quá nhiều có thể khiến bạn đối diện với tình trạng tăng đường huyết quá mức.

4 loại quả khiến đường huyết tăng

Chanh dây

Chanh dây là một nguồn vitamin C, vitamin A dồi dào, cùng các axit amin như prolin, valin, tyrosin, treonin, arginin… có tác dụng thúc đẩy hoạt động của bạch cầu, chống lại các nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn và virus.

Chanh dây vị chua, giàu chất xơ, được coi là loại quả khá lành mạnh với người mắc bệnh tiểu đường nếu dùng ở lượng vừa đủ.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy một quả chanh dây cỡ vừa lại chứa tới 13% lượng đường mà cơ thể cần trong ngày, do đó nếu lạm dụng thì chắc chắn sẽ gây tăng đường huyết, không những vậy còn gây ra các tác dụng phụ khác như mệt mỏi, buồn nôn, đau dạ dày.

Uống bao nhiêu sẽ an toàn:

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia), tốt nhất mỗi người không nên uống quá 2 cốc chanh dây mỗi ngày. Chanh dây cũng cần được pha loãng chứ không nên uống quá đặc để đảm bảo tính giải khát.

5 loại quả không quá ngọt nhưng lại có thể khiến đường huyết tăng mạnh, ngay cả người khỏe cũng nên tiêu thụ vừa đủ - Ảnh 3.

Quả lê

Theo Đông y, lê tính mát, vị hơi chua, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận tràng, sinh tân dịch, dưỡng huyết.

Theo WEBDM, một quả lê cỡ vừa có chứa tới 17 gam đường. Nếu bạn đang cố gắng cắt giảm lượng đường trong máu hay muốn giảm cân thì đừng nên ăn lê quá nhiều, càng không nên ăn lê thay cơm mà chỉ ăn với lượng vừa phải.

Ăn bao nhiêu là an toàn:

Bạn chỉ nên ăn 1 quả lê hoặc 1 cốc nước ép lê trong một ngày. Ngoài ra, bạn có thể cho vài lát lê lên cốc sữa chua ít béo hoặc đĩa salad của mình để thưởng thức.

5 loại quả không quá ngọt nhưng lại có thể khiến đường huyết tăng mạnh, ngay cả người khỏe cũng nên tiêu thụ vừa đủ - Ảnh 5.

Táo gai

Quả táo gai vị chua nhẹ, thanh mát, có chứa một chất hiệu quả gọi là flavonoid, có thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Dù vậy, chúng ta vẫn không nên ăn quá nhiều vì lượng đường của một quả táo gai cao tới 22% nhu cầu của cơ thể.

Ăn bao nhiêu là an toàn:

1 quả táo/ngày là cách tiêu thụ an toàn mà bác sĩ khuyên dùng.

5 loại quả không quá ngọt nhưng lại có thể khiến đường huyết tăng mạnh, ngay cả người khỏe cũng nên tiêu thụ vừa đủ - Ảnh 7.

Cam

Nước cam có chứa nhiều vitamin C, giúp làm giảm cholesterol ở gan, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Cam có vị chua nhẹ, thanh mát nhưng ít ai biết lượng đường trong chúng cũng khá lớn. Cứ 100g lại chứa tới 9g đường.

Dù vậy nếu tiêu thụ hợp lý, cam vẫn là loại quả lành mạnh cho người tiểu đường.

Dùng bao nhiêu an toàn:

Không nên uống quá nhiều nước cam, chỉ nên uống 1-2 ly mỗi ngày và không thêm đường hay mật ong.

5 loại quả không quá ngọt nhưng lại có thể khiến đường huyết tăng mạnh, ngay cả người khỏe cũng nên tiêu thụ vừa đủ - Ảnh 9.

Tiếp theo