Thời điểm cuối năm, chúng ta cần chăm sóc cơ thể thật tốt để đón năm mới an lành. Ngoài việc giữ ấm cơ thể khỏi sự thay đổi của nhiệt độ, chúng ta cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống nhiều rau củ quả theo mùa. 3 loại rau củ này chứa nhiều penicillin tự nhiên, ăn thường xuyên sẽ tăng sức đề kháng, cơ thể không bị ốm, luôn giàu năng lượng.
1. Củ cải trắng
Ăn nhiều củ cải trắng vào mùa đông không chỉ kích thích khả năng ngon miệng mà còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Củ cải trắng rất giàu vitamin C và vitamin B, nhiều chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột và có các dưỡng chất khác như kali, canxi, sắt,...
Ngoài ra, củ cải trắng còn được nhiều người gọi là "vũ khí giảm cân". Chất sunfua có trong củ cải trắng có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo và đẩy nhanh quá trình tiêu thụ năng lượng. Từ đó làm giảm khả năng tích tụ chất béo. Chính vì thế, thời gian nấu củ cải trắng không nên quá lâu để giữ được chất dinh dưỡng.
Món ngon gợi ý: Canh sườn củ cải
Đây là món canh đơn giản và quen thuộc được nấu trong mùa đông. Canh sườn củ cải không chỉ thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng.
Sườn (300g) mang rửa sạch và để riêng. Củ cải (2 củ) mang gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn. Gừng dùng một nhánh nhỏ, cạo vỏ và thái lát mỏng.
Thêm xíu dầu vào chảo, cho sườn vào xào săn. Thêm vào 1/2 thìa rượu nấu ăn và tiếp tục xào. Cho lượng nước thích hợp vào đun sôi, hớt bọt. Cho gừng thái lát và lượng muối thích hợp. Đậy nắp và đun trên lửa nhỏ tầm 30-45 phút để xương nhừ.
Thêm củ cải vào và đun nhỏ lửa chừng 15-20 phút nữa hoặc đến khi nguyên liệu chín. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị và tắt bếp. Rắc lên trên một ít hành xanh và rau mùi cắt nhỏ. Canh sườn củ cải có thể dùng thêm ngô ngọt hoặc cà rốt tùy theo sở thích.
2. Bông cải xanh
Bông cải xanh (súp lơ xanh) rất giàu chất dinh dưỡng và có hương vị độc đáo. Chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin K và axit folic có thể cải thiện khả năng miễn dịch. Đồng thời, loại rau này cũng giàu chất chống oxy hóa. Ăn nhiều bông cải xanh không chỉ bổ sung chất dinh dưỡng phong phú vào cơ thể mà còn duy trì làn da khỏe mạnh.
Món ngon gợi ý: Bông cải xanh xào thập cẩm
Nguyên liệu cần thiết làm món bông cải xanh xào thập cẩm gồm nửa cây hoặc 1 cây bông cải xanh, nửa quả ớt chuông đỏ, nửa quả ớt chuông vàng, gừng, tỏi, dầu hào.
Bông cải xanh mang rửa dưới vòi nước, sau đó cắt thành các bông nhỏ để ngâm nước muối loãng. Ớt chuông bỏ hạt, cắt miếng nhỏ. Gừng tỏi mang băm nhỏ. Cho chút dầu ăn vào chảo, thêm tỏi, gừng vào phi thơm. Thêm ớt chuông và bông cải xanh vào xào đều. Chừng 1 phút thì thêm dầu hào và muối, nêm nếm cho vừa miệng.
3. Hành tây tím
Hành tây là loại thực phẩm phổ biến, mặc dù khá kén người ăn nhưng chúng thực sự bổ dưỡng. Hành tây giàu vitamin C và chất chống oxy hóa có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Hành tây còn chứa nhiều chất xơ. Vào mùa đông, chúng ta có thể chọn ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng calo cao dẫn tới khó tiêu. Chất xơ có trong hành tây có thể hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn và giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa. Chất sunfua trong hành tây có thể giúp giảm bớt sự khó chịu về thể chất trong mùa đông.
Món ngon gợi ý: Salad hành tây
Nguyên liệu cần thiết làm món salad hành tây tím gồm 50g nấm mèo (mộc nhĩ), 1 củ hành tây tím, nửa củ cà rốt, nửa quả dưa chuột, giấm, đường, lạc rang.
Đầu tiên, nấm mèo mang ngâm nở rồi xé nhỏ hoặc cắt sợi. Dưa chuột và cà rốt bào thành sợi. Hành tây tím lột vỏ bên ngoài, thái sợi mỏng. Nấm mèo có thể chần qua nước sôi khoảng 2 phút để nấm chín làm salad sẽ đảm bảo an toàn hơn việc ăn sống trực tiếp.
Cho nấm mèo, dưa chuột, hành tây, cà rốt vào bát to. Rắc 1 thìa cà phê muối vào, 1/2 thìa giấm (có thể thay bằng nước cốt chanh), 1/2 thìa đường đảo đều và để nghỉ trong 5 phút. Sau cùng, rắc lạc rang đã đập dập lên trên. Nếu muốn, bạn có thể cho thêm rau mùi cắt nhỏ để tăng mùi thơm.
4. Rau cải cúc
Cải cúc là loại rau được ăn nhiều trong mùa đông. Không chỉ vì chúng là rau theo mùa mà còn do loại cải này giàu dinh dưỡng. Chúng nhiều vitamin C, vitamin A và nhiều loại khoáng chất khác. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C cao nên đây là lựa chọn tốt để mọi người bổ sung vitamin này vào mùa đông.
Thêm vào đó, cải cúc giàu chất xơ có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt. Khi nấu cải cúc, không nên nấu nhiệt độ cao quá lâu tránh thất thoát vitamin và khoáng chất bên trong.
Món ngon gợi ý: Rau cải cúc xào dầu hào
Nguyên liệu làm rau cải cúc xào gồm 1 mớ rau cải cúc, 1 củ tỏi, dầu hào, hạt nêm hoặc muối.
Cải cúc nhặt bỏ rễ và lá già, mang rửa sạch với nước vì cải cúc lắm đất. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ, một nửa tỏi mang thái lát. Đun nóng dầu trong chảo, cho tỏi băm vào phi thơm, đổ rau cải cúc vào xào nhanh tay. Nêm dầu hào và lượng muối hoặc hạt nêm thích hợp cho vừa miệng. Đổ phần tỏi thái lát vào. Đảo đều tay đến khi cải cúc chín đều. Tắt bếp và trút ra đĩa.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Penicillin có tác dụng gì với sức khỏe?
Penicillin là chất kháng sinh tự nhiên rất tốt cho sức khỏe con người. Chúng có khả năng chữa lành cơ thể, chữa trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Không chỉ giúp chống viêm, kháng khuẩn mà chất này còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Không chỉ vậy, các loại thực phẩm có chứa penicillin còn có khả năng kháng lại các tế bào ung thư, các gốc tự do có hại trong cơ thể.