1. Không khí trong phòng
Nếu bạn thường bị hắt hơi và thở khò khè khi ở nơi làm việc nhưng lại cảm thấy tốt khi bạn rời khỏi văn phòng, bạn có thể bị dị ứng với không khí trong môi trường làm việc. Theo các nghiên cứu, chứng hen suyễn văn phòng chiếm 10% tất cả các trường hợp hen suyễn ở Mỹ.
Các triệu chứng bệnh thường được cải thiện hoặc thậm chí biến mất khi bệnh nhân nghỉ việc một vài ngày. Nguyên nhân gây dị ứng được biết đến bao gồm các thành phần trong không khí văn phòng như protein động vật trong mực in, chất kết dính, găng tay cao su và các chất kích thích đường hô hấp như clo và các khí khác. Đặc biệt, trong mùa hè các trường hợp dị ứng càng tăng cao do không khí oi bức và ngột ngạt.
2. Màn hình máy tính
Nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính nhiều giờ liền mỗi ngày có thể dẫn đến khô mắt, nhức đầu, mỏi mắt, mờ mắt và các triệu chứng khác của căn bệnh thị lực máy tính. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng hơn với những đối tượng có nguy cơ cao như những người sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm và chống tăng huyết áp, những người có bệnh tự miễn dịch, phụ nữ sau mãn kinh và những người làm việc trong môi trường khô hạn hoặc bị ô nhiễm.
Roy Chuck, Chủ tịch Khoa mắt và khoa học hình ảnh tại Trung tâm y tế Montefiore ở New York khuyến cáo người bị chứng thị lực máy tính nên sử dụng nước mắt nhân tạo, xem màn hình máy tính để bàn ngang tầm…
Không khí, cách bày trí ở nơi làm việc hay thậm chí chính đồng nghiệp của bạn cũng có thể là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng suy yếu. Ảnh minh họa
3. Văn phòng có thiết kế dạng mở
Xu hướng xây dựng đội nhóm trong môi trường doanh nghiệp đã dẫn đến các thiết kế văn phòng mở, nơi các nhân viên cùng chia sẻ một không gian làm việc chung. Vấn đề là, thiết kế này có thể phản tác dụng đối với sức khỏe của nhân viên.
Theo các nhà nghiên cứu của Tạp chí Tâm lý học ứng dụng, mức độ tiếng ồn cao và thiếu sự riêng tư làm tăng sự căng thẳng và giảm sự hài lòng với môi trường làm việc. Bên cạnh đó, với sự ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, khả năng chống chọi lại stress do tiếng ồn càng sụt giảm, nguy cơ bị căng thẳng càng gia tăng.
4. Dùng chung đồ với đồng nghiệp
Chia sẻ các vật dụng văn phòng với bất kỳ đồng nghiệp nào cũng có thể đặt bạn vào nguy cơ nhận lấy các mầm bệnh, đặc biệt là đồng nghiệp nam. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học và vi sinh vật học tại Đại học bang San Diego và Đại học Arizona, nếu bạn thường phải dùng chung đồ dùng với đồng nghiệp nam thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy góc làm việc của nam giới có lượng vi khuẩn nhiều hơn từ 10-20% so với văn phòng làm việc của phụ nữ. Michael Schmidt, nhà vi trùng học tại Đại học Y khoa Nam Carolina nhận xét đàn ông có nguy cơ nhiễm khuẩn lớn hơn bắt nguồn từ việc họ thường không chú ý nghiêm ngặt việc vệ sinh tay như phụ nữ làm sau khi sử dụng nhà vệ sinh.