Mùa cúm đang đến gần và mọi người đều có nguy cơ mắc phải vấn đề sức khỏe khó chịu mang tên bệnh cúm. Những triệu chứng xuất hiện đột ngột như sốt, đau họng, ớn lạnh và đau nhức toàn thân hoàn toàn có thể khiến bạn không thể rời khỏi giường.

Nhóm người có nguy cơ mắc biến chứng khi nhiễm bệnh cúm cao nhất - Ảnh 1.

Ngoài ra, nếu bạn đang mắc một số tình trạng sức khỏe như hen suyễn hoặc bệnh tim, cảm cúm hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Vậy làm thế nào để biết bản thân hoặc thành viên gia đình có nguy cơ cao mắc biến chứng liên quan đến bệnh cúm hay không? Mọi người có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

Nếu bạn nằm trong những nhóm người này, hãy nói chuyện với bác sĩ để tiến hành tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt. Đây là việc làm hiệu quả nhất giúp cơ thể vượt qua mùa cúm sắp tới.

Người có vấn đề sức khỏe mãn tính hoặc suy giảm hệ miễn dịch

Nếu đang phải vật lộn với các tình trạng sức khỏe mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), tiểu đường và những vấn đề liên quan tới máu, gan, rối loạn chức năng thận, bạn có nguy cơ cao mắc biến chứng liên quan đến bệnh cúm. Các biến chứng có thể bao gồm viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang và tai.

Donna Casey, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ nội khoa tại Bệnh viện Texas Health Presbyterian Dallas giải thích, khi đang đối phó với một vấn đề sức khỏe mãn tính nào đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể bạn sẽ gặp quá tải.

Nhóm người có nguy cơ mắc biến chứng khi nhiễm bệnh cúm cao nhất - Ảnh 3.

Khi đang đối phó với một vấn đề sức khỏe mãn tính nào đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể bạn sẽ gặp quá tải.

Do phải hoạt động thường xuyên lẫn liên tục, chúng sẽ không có đủ sức mạnh để chống lại các bệnh nhiễm trùng như cúm. Do đó, biến chứng của cúm rất dễ xuất hiện ở người mắc bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, bệnh bạch cầu hoặc dùng thuốc corticosteroid, áp dụng các liệu pháp điều trị ảnh hưởng tới hệ miễn dịch như hóa trị và xạ trị.

Người trưởng thành trên 50 tuổi

Khi cơ thể lão hóa, hệ thống miễn dịch sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi chống lại các mầm bệnh gây hại. Đây cũng là thời điểm bạn dễ mắc phải những vấn đề sức khỏe mãn tính. 

Theo Clare Morrison, bác sĩ đa khoa kiêm nhà tư vấn sức khỏe tại Trung tâm MedExpress, người trên 50 tuổi có xu hướng nhạy cảm với virus cúm và sở hữu nguy cơ cao phải đối mặt với biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng thứ cấp do bệnh này gây nên. CDC đã chỉ ra, đây là nhóm người được ưu tiên tiêm phòng cao.

Trẻ nhỏ

Nhóm người có nguy cơ mắc biến chứng khi nhiễm bệnh cúm cao nhất - Ảnh 4.

Bệnh cúm có nhiều khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn cho trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi, so với người trưởng thành.

Bệnh cúm có nhiều khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn cho trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi, so với người trưởng thành. Do hệ thống miễn dịch vẫn đang trong quá trình phát triển, trẻ khó có đủ khả năng chống lại sự tấn công của virus. Theo CDC, cúm có thể gây nên một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng não hoặc dẫn đến mất nước.

Phụ nữ mang thai

Ngay cả khi cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh, mang thai có thể dẫn tới một số vấn đề sức khỏe, trong đó bao gồm cả cúm. Christopher McStay, chuyên gia y khoa, Trưởng khoa sản phụ khoa tại Bệnh viện UCHealth trực thuộc Đại học Colorado, Mỹ giải thích, quá trình làm mẹ này lại gây ra những thay đổi không nhỏ trong hệ thống miễn dịch, tim và phổi. 

Do đó, các mẹ bầu rất dễ mắc phải biến chứng liên quan đến bệnh cúm như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ lưu ý, đây là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nên chúng hoàn toàn có khả năng góp phần tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non hoặc trẻ đẻ nhẹ cân.

(Nguồn: Pre)