Một cuộc khảo sát gần đây cho biết, 62% trẻ em nghĩ rằng cha mẹ không lắng nghe, tôn trọng ý kiến của chúng, thay vào đó họ lại có những phản ứng gay gắt, áp đặt. Điều này vô tình khiến con cái của họ trở nên bướng bỉnh, khó nghe lời.
Dưới đây là những hành động cha mẹ có thể làm chưa đúng khi giao tiếp với trẻ khiến tình trạng trở nên tệ hơn:
Một cuộc đấu tranh quyền lực xảy ra khi 2 mẹ con tranh giành quyền kiểm soát trong một tình huống cụ thể. Hành vi nổi loạn này diễn ra khi trẻ từ chối làm điều gì đó mà bạn yêu cầu hoặc tuân theo một quy tắc mà bạn đã đặt ra.
Thông thường, sự phản kháng bắt nguồn từ việc đơn giản là muốn kiểm soát hoặc sử dụng quyền lực và ít liên quan đến yêu cầu được đặt ra.
Để tránh xung đột căng thẳng giữa bố mẹ và con cái, bạn nên tìm cách giải tỏa ngay sau khi nó xảy ra, sau đó tạo ra các tình huống đôi bên cùng có lợi trong tương lai.
Số đông cha mẹ thường ra lệnh cho con làm việc gì đó mà không cho chúng cơ hội để suy nghĩ. Thay vào đó, chúng chỉ có hai sự lựa chọn hoặc tuân theo hoặc không tuân theo. Đó là một sai lầm
Mặc dù cha mẹ có thể thêm các từ như “làm ơn” và “cảm ơn” để làm dịu lời nói của mình, nhưng điều này không phải ai cũng áp dụng được.
Thay vì sử dụng mệnh lệnh, hãy thử sử dụng các cụm từ bắt đầu bằng "Mẹ/bố thực sự cần con...". Ví dụ: "Mẹ thực sự cần con đi giày vào để chúng ta có thể đi học".
Vì thế, giải pháp được đưa ra là thay vì sử dụng các mệnh lệnh, hãy thử đưa ra những lời “gợi ý bóng gió” để con tự hiểu và làm theo.
Cha mẹ thường mắc sai lầm khi đe dọa con cái bằng những hậu quả nếu chúng không có ý định làm theo. Về cơ bản, bạn đang dạy con mình rằng chúng không cần phải nghe lời bạn vì chúng không tin hậu quả là có thật. Ngay cả một lời đe dọa bông đùa cũng có thể gây tổn hại đến lòng tin giữa cha mẹ và con cái.
Thay vì đưa ra những lời đe dọa sáo rỗng, hãy đặt ra những tiêu chuẩn rõ ràng về hành vi và những hậu quả thực tế mà chúng sẽ gặp phải. Thay vì đưa ra một lời đe dọa cường điệu như: “Con sẽ không bao giờ được phép ra ngoài nữa nếu không dọn dẹp giường của mình ngay bây giờ!”, hãy nói với con: “Mẹ/bố sợ rằng con sẽ không thể thức khuya vào thứ Sáu này nếu con không dọn dẹp giường của mình".
Khi cha mẹ to tiếng, trẻ có thể trở nên sợ hãi và tin rằng mình đang gặp nguy hiểm. Những cảm giác này có thể khiến chúng ngày càng bướng bỉnh. Hơn nữa, khi nghe thấy giọng nói tức giận của cha mẹ, trẻ có thể trở nên tức giận theo.
Để tránh xu hướng này, hãy tìm cách để đàm phán và biến cuộc tranh luận thành một cuộc thảo luận lành mạnh. Thay vì la mắng con bạn làm bài tập về nhà, cha mẹ hãy thử nói: “Nếu con có 20 phút sử dụng iPad trước khi làm bài tập thì sao?”.
Theo Bright Side