Có những thói quen độc hại có thể khiến năng lượng của bạn bị "rò rỉ" mà bạn không hề hay biết. Chỉ sau một khoảng thời gian dài, bạn mới thấy hậu quả của chúng.

Những thói quen độc hại có thể gây ra nhiều tổn hại về tinh thần, tình cảm và thậm chí là cả về tài chính. Hãy từ bỏ ngay những thói quen độc hại này để “bảo toàn năng lượng” của bản thân.

1. Bạn trì hoãn vì sức khỏe của mình

Sự trì hoãn là một thói quen xấu. Chúng ta thường trì hoãn vì nhiều lý do, trong đó phổ biến nhất là xuất phát điểm không rõ ràng hoặc sợ thất bại. 

Chẳng hạn như bạn đã lên lịch làm việc với khách hàng vào sáng thứ Hai và cần phải thuyết trình, khi bạn mở máy tính của mình để bắt đầu, bạn tự thuyết phục mình rằng xem video về mèo hoặc tìm điểm đến cho kỳ nghỉ của mình là một lựa chọn thú vị hơn là xem lại bài thuyết trình. 

Thói quen tưởng chừng như vô hại này lại là một sự rò rỉ năng lượng rất lớn, nhưng vẫn may mắn rằng bạn có thời hạn nên cuối cùng bạn vẫn phải thực hiện buổi thuyết trình. 

Thế nhưng, sự trì hoãn này trở thành một sự rò rỉ năng lượng nguy hại khi bạn áp dụng nó lên với sức khỏe của mình.

Thông thường, mọi người đều nhận thức được về vấn đề sức khỏe của bản thân, nhưng giống như một nhiệm vụ phải làm, họ tránh đối mặt với nó. Sức khỏe của bạn có thể bắt đầu với một cơn đau vô cớ ở vai, hay một cơn đau đầu hàng ngày, nhưng với hai viên thuốc giảm đau, vấn đề sức khỏe của bạn bị lãng quên. 

Bạn có thấy quen không? Bạn biết bạn nên gặp bác sĩ, nhưng bạn quá bận. Bạn biết bác sĩ dặn bạn đi xét nghiệm máu, nhưng bạn lại không có thời gian. 

Việc bỏ qua vấn đề sức khỏe của mình có thể dẫn đến những thiệt hại lâu dài nghiêm trọng. Đừng coi thường những tín hiệu cảnh báo từ cơ thể, và khi nhận thấy bất kỳ cơn đau hay khó chịu nào, hãy lập tức xử lý nó.

4 thói quen độc hại bạn cần loại bỏ ngay để “bảo toàn năng lượng” - Ảnh 1.

2. Bạn quá tập trung vào tương lai

Khi suy nghĩ của bạn tập trung quá nhiều vào tương lai, bạn đang tạo không gian cho những nỗi lo lắng xuất hiện. 

Không có gì sai khi dự đoán một điều gì đó có thể xảy ra ở tương lai, nhưng khi nhận thức của bạn liên tục hướng đến tương lai, năng lượng của bạn đang bị rò rỉ nghiêm trọng. 

Bạn tưởng tượng ra kết quả tiềm ẩn của một tình huống, nhưng bạn lại mang nó vào thời điểm hiện tại và bắt đầu sống với nó như thể nó đang tồn tại. Giả sử như sếp đang gọi cho bạn, và suy nghĩ của bạn bắt đầu chạy đua đến một tình huống xấu nhất về lý do tại sao cô ấy gọi. Chưa đầy một phút, bạn tưởng tượng ra các tình huống xấu nhất và bắt đầu hoang mang, lo lắng. Đương nhiên, cuộc điện thoại đó không hề giống như bạn tưởng tượng. 

Có thể một cuộc gọi không ảnh hưởng nhiều đến bạn. Nhưng hãy nhân điều này lên suốt cả ngày với những tình huống giả định như vậy, bình năng lượng của bạn sẽ bị tiêu hao nghiêm trọng. 

Hãy nhớ rằng chúng ta đang sống trong một câu chuyện mà bạn không biết điều gì đang chờ ở phía trước. Trong trường hợp không có thông tin chính xác, đừng vội đưa ra kết luận.

3. Bạn quá chú trọng vào kết quả

Việc quá chú trọng vào kết quả là sự kết hợp giữa thói quen trì hoãn và quá tập trung vào tương lai. 

Khi bắt đầu một kế hoạch, bạn đặt toàn bộ tương lai của mình vào đó và bắt đầu xây dựng kết quả trong tâm trí đến nỗi bạn trở nên sợ hãi và lo lắng. Bạn sợ mình sẽ lãng phí những cơ hội và bạn sợ rằng mình không thể thực hiện nó một cách hoàn hảo nhất. 

Quá chú trọng vào kết quả khiến cho năng lượng của bạn bị rò rỉ. Việc bạn cần làm là thay đổi tư duy từ chủ nghĩa hoàn hảo sang chủ nghĩa đóng góp. Tập trung vào việc trở thành một người đóng góp, sẵn sàng chia sẻ hơn là ám ảnh về việc có được thành quả.

4. Đặt câu hỏi sai

Việc tự đặt ra những câu hỏi sai sẽ khiến bản thân bạn lạc hướng và năng lượng của bạn cũng bị tiêu hao. Hãy nghĩ xem, khi bạn muốn tìm kiếm một cái gì đó cụ thể trên Google, bạn cần phải có từ khóa chính xác để có được kết quả phù hợp. Và cuộc đời bạn cũng vậy. 

Nếu bạn luôn tự hỏi bản thân rằng, tại sao những điều tồi tệ luôn xảy ra với mình, thì bạn sẽ không bao giờ biết bạn cần phải làm gì để cuộc sống của mình tốt hơn. 

Thay vì hỏi tại sao những chuyện tồi tệ luôn xảy ra với mình, hãy hỏi bản thân về điều mà bạn cảm thấy biết ơn nhất lúc này.

Thay vì tự hỏi mình có thể làm được hay không, hãy hỏi bạn sẽ học được gì từ nó.

Thay vì hỏi tại sao bạn luôn tự hủy hoại bản thân mình, hãy hỏi làm thế nào để bạn tiến bộ hơn.

Thay vì hỏi trở ngại bạn sẽ gặp phải là gì, hãy hỏi cơ hội bạn có được là gì.

Nguồn: Beyondthedress