Tuyến tụy là một cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa, chúng có vai trò sản xuất các enzyme và hormone, đặc biệt chúng có khả năng sản xuất insulin - thứ cần thiết trong việc điều chỉnh lượng trong máu.
Do đó, một khi tuyến tụy bị tổn thương thì cơ thể sẽ không thể xử lý được lượng đường có trong thực phẩm, khiến lượng đường trong máu mất cân bằng, gây hạ hoặc tăng đường huyết đột ngột, gây run rẩy, chóng mặt và mất ý thức; khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát và ngày càng trầm trọng hơn.
Không chỉ người tiểu đường mà ngay cả người khỏe mạnh cũng cần có ý thức bảo vệ tuyến tụy. Theo bác sĩ Lý Á Bằng (chuyên gia trong Khoa Nội tiết của Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật), 4 thói quen dưới đây chính là "thủ phạm hủy hoại" tuyến tụy mà mọi người cần tránh.
4 thói quen hủy hoại tuyến tụy, khiến bệnh tiểu đường ngày càng nghiêm trọng
1. Ăn quá nhiều trứng gà
Trứng gà là nguồn dinh dưỡng vô cùng lành mạnh. Trứng là một nguồn kali tuyệt vời, hỗ trợ sức khỏe thần kinh và cơ bắp. Kali giúp cân bằng nồng độ natri trong cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Lòng đỏ trứng có chứa biotin, rất quan trọng cho tóc, da và móng khỏe mạnh, cũng như sản xuất insulin.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người tiểu đường nên lạm dụng trứng gà, bởi trứng gà cũng có chứa lượng cholesterol nhất định. Nếu tiêu thụ quá nhiều trứng sẽ đòi hỏi cơ thể phải tiết ra một lượng lớn insulin trong thời gian ngắn để ổn định lượng đường trong máu, điều ấy sẽ khiến tuyến tụy luôn ở trong tình trạng làm việc và rất dễ tổn thương. Nếu bị tiểu đường, nên hạn chế ăn trứng, bạn chỉ nên ăn 3 tuần/lần. Nếu có thể, hãy ăn mỗi lòng trắng, bỏ lòng đỏ.
2. Ăn uống thất thường
Cơ thể con người có đồng hồ sinh học riêng, bao gồm cả thời gian tuyến tụy tiết ra insulin. Thói quen ăn uống điều độ với các bữa ăn đều đặn sẽ giúp tuyến tụy luôn ở trạng thái ổn định và không bị quá tải, điều này rất quan trọng đối với việc bảo vệ tuyến tụy, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường cần phải ăn uống đều đặn, đúng giờ.
3. Tâm trạng chán nản
Tâm trạng tiêu cực có thể cản trở sự ổn định bài tiết insulin của tuyến tụy, gây rối loạn nội tiết, rất nguy hiểm nhất là đối với bệnh nhân đái tháo đường.
4. Thức khuya
Thức khuya làm hại gan, máu, tụy, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường thì càng nguy hiểm. Khi bạn thiếu ngủ, quá trình trao đổi chất của cơ thể bị gián đoạn, điều này cũng ảnh hưởng đến cách cơ thể sản xuất và sử dụng insulin hiệu quả, và cuối cùng tạo nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Khi lượng đường huyết trong cơ thể cao sẽ có 2 biểu hiện sau
1. Chóng mặt và nhức đầu
Bệnh nhân có đường huyết cao sẽ cảm thấy chóng mặt và đau đầu, nguyên nhân là do thiếu máu não và thiếu oxy do đường huyết tăng cao, lúc này phải hết sức chú ý, vì một chút bất cẩn có thể gây ra nhồi máu não rất nguy hiểm.
2. Khô miệng
Khi có quá nhiều đường trong cơ thể, các tế bào sẽ hấp thụ nhiều nước nên bạn sẽ thường xuyên cảm thấy khô miệng. Nếu bạn uống nhiều nước nhưng vẫn thấy khát, khô miệng rõ rệt không cải thiện thì đã đến lúc bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu.
Ăn 3 thứ này thường xuyên, đường huyết sẽ ổn định và tuyến tụy khỏe hơn
1. Kiều mạch
Kiều mạch là "vua" của năm loại ngũ cốc và là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nó rất giàu sterol thực vật, axit linoleic và flavonoid. Nó được coi là "insulin" tự nhiên, giúp giảm lượng đường trong máu và loại bỏ lượng máu dư thừa, làm giãn mạch máu, giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ tuyến tụy không phải làm việc quá sức.
2. Đậu bắp
Đậu bắp có chứa isoquercetin, chất ngăn chặn sự phân hủy tinh bột bởi protease và là một cơ chế hạ đường huyết khác giúp giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Đậu bắp rất giàu carotenoid, có thể duy trì sự bài tiết và hoạt động bình thường của insulin và giúp cân bằng lượng đường trong máu.
3. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh rất giàu chất dinh dưỡng, nó có chứa một nguyên tố kim loại vi lượng đó là crom có tác dụng làm tăng insulin chức năng, hạ đường huyết, ăn thường xuyên để tránh mắc bệnh tiểu đường đồng thời bảo vệ chức năng của tuyến tụy.